HĐXX TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên bản án sơ thẩm đối với 36 bị cáo trong vụ án sai phạm tại Công ty AIC, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vào sáng 4.1.2023.

Những điểm nổi bật trong quá trình xét xử vụ án AIC

Nhã Thanh | 03/01/2023, 20:46

HĐXX TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên bản án sơ thẩm đối với 36 bị cáo trong vụ án sai phạm tại Công ty AIC, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vào sáng 4.1.2023.

Theo kế hoạch, HĐXX TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên bản án sơ thẩm đối với 36 bị cáo trong vụ án sai phạm tại Công ty AIC, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vào sáng 4.1.2023.

Tại Hội nghị triển khai công tác ngành tòa án năm 2023 (diễn ra ngày 22.12.2022), Chánh án TAND TP.Hà Nội Nguyễn Hữu Chính đã nêu lên 4 điểm nổi bật khi xét xử vụ án AIC (xét xử từ ngày 21.12.2022) liên quan đến Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT Công ty AIC, hiện đang bỏ trốn).

Cụ thể, theo ông Chính, vụ án có 36 bị cáo, trong đó có 8 bị cáo bỏ trốn (gồm cả bà Nhàn). Đặc điểm nổi bật thứ hai là thời gian thụ lý vụ án rất ngắn; điểm thứ ba là sự vắng mặt của 8 bị cáo trong giai đoạn trước khi khởi tố vụ án. Điểm nổi bật thứ tư, sau khi khai mạc phiên tòa, HĐXX đã tiếp tục kêu gọi các bị cáo bỏ trốn ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Ngoài những đặc điểm được Chánh án TAND TP.Hà Nội nêu bên trên, quá trình xét xử vụ án cũng có những diễn biến nổi bật.

toan_canh-ttxvn.jpeg
Quang cảnh phiên tòa - Ảnh: TTXVN

Nguyện vọng của một số bị cáo bỏ trốn

Ngay ngày đầu khai mạc phiên tòa, luật sư của bị cáo Nguyễn Đăng Thuyết (cựu Giám đốc Công ty Thành An Hà Nội, hiện đang bỏ trốn) cho biết ông Thuyết đã có đơn xin xét xử vắng mặt và xin chấp nhận sự xét xử của Tòa án. Sau phần đề nghị này của luật sư, chủ tọa phiên tòa xác nhận đã nhận được đơn của bị cáo Thuyết.

Theo luật sư, nội dung đơn thể hiện ông Thuyết không thể về Việt Nam trong thời gian ngắn mặc dù rất mong muốn có mặt trực tiếp tại phiên tòa để trình bày nội dung. Về nội dung bào chữa, bị cáo nhất trí để luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa.

Về việc quy kết bị cáo bỏ trốn, cần xử lý nghiêm, trong đơn, ông Thuyết khẳng định bản thân không hề có ý định bỏ trốn, không biết có vụ án này vì đã xuất cảnh vào tháng 4.2021, khi đó vụ án còn chưa xác minh, chưa khởi tố. Bị cáo ở Mỹ từ thời điểm đó tới bây giờ, vì có 2 con nhỏ đang theo học tại đó, cần có người giám hộ; trong khi vợ chồng đã chia tay nên bị cáo là người duy nhất có quyền giám hộ.

Qua thư, ông Thuyết mong được HĐXX giải quyết vụ án thấu đáo, khách quan, mong được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật. Bị cáo đã gửi tiền về nhờ gia đình nộp lại số tiền bị quy kết để khắc phục thiệt hại.

quang-canh-5-.jpg
Phiên tòa được xét xử trong nhiều ngày - Ảnh: TTXVN

Tại tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Ngô Thế Vinh (Giám đốc Công ty Việt Tiên, hiện đang bỏ trốn) cũng cho biết thân chủ của mình đang ở Mỹ. Vinh đã trình bày tâm tư, nguyện vọng của mình với gia đình về việc muốn hợp tác xét xử.

Tại phiên tòa, liên quan đến việc truy tố, xét xử đối với 8 bị cáo đang bỏ trốn, theo VKS, luật quy định khi bị can trốn hoặc không biết ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã. Luật không quy định thời gian bỏ trốn nên việc trốn trước hoặc sau thời điểm khởi tố đều thuộc trường hợp bỏ trốn. Trong vụ án, 8 bị can sau khi bị khởi tố không có mặt tại nơi cư trú, nơi làm việc và không thực hiện việc triệu tập của cơ quan điều tra.

      Trong phần luận tội, theo VKS, vụ án này là một minh họa điển hình cho lợi ích nhóm, sự cấu kết của doanh nghiệp với người có thẩm quyền nhằm trục lợi, xâm phạm tới hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.

dinh-quoc-thai-ttxvn.jpeg
Bị cáo Đinh Quốc Thái tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: TTXVN

VKS đề nghị lại mức án đối với ông Đinh Quốc Thái

Qua diễn biến tại phiên tòa, chiều 28.12.2022, VKS nhận thấy bị cáo Đinh Quốc Thái (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) đã chủ động khai báo, phối hợp điều tra, và tại tòa cũng thành khẩn khai báo. Từ đó, VKS thay đổi quan điểm, đề nghị án lại mức án đối với ông Thái là 8 - 9 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, thay vì 9 - 10 năm tù như phần luận tội trước đó.

Trong phần tự bào chữa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái cho rằng do suy nghĩ đơn giản nên đã phạm tội. Sau khi nhận thức được hành vi của mình là sai phạm, bị cáo đã thành khẩn nhận tội, chủ động khai báo.

Ông Đinh Quốc Thái chịu cáo buộc nhận hối lộ 14,5 tỉ đồng từ Nguyễn Thị Thanh Nhàn và ký một số quyết định tăng vốn cho dự án Bệnh viện Đồng Nai. Hành vi này giúp Công ty AIC tham gia rồi trúng 16 gói thầu sai quy định.

Theo luật sư của ông Thái, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã có đơn tự nguyện khai báo hành vi phạm tội của mình, khai báo hành vi đưa hối lộ của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, khắc phục toàn bộ số tiền nhận hối lộ trước khi bị khởi tố. Trong phần bào chữa, luật sư cũng nói rõ thân chủ của mình “không hứa hẹn gì với bà Nhàn khi nhận tiền”.

quang-canh-ttxvn.jpeg
Theo kế hoạch, sáng 4.1.2023, HĐXX sẽ tuyên bản án sơ thẩm - Ảnh: TTXVN

Phía AIC chấp nhận bồi thường

Trong vụ án này, Công ty AIC tham dự phiên tòa với tư cách là bị đơn dân sự. Tại tòa, người đại diện của Công ty AIC cho biết trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã tiến hành phong tỏa 4 tài khoản của Công ty AIC với số tiền 107 tỉ đồng. Phía AIC chấp nhận phong tỏa này để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường cho chủ đầu tư.

Ngoài ra, theo vị đại diện Công ty AIC, việc thu thập chứng cứ đã thể hiện Công ty AIC có ký hợp đồng với chủ đầu tư là Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai về cung cấp thiết bị trong 16 gói thầu.

“Về nguyên tắc, trong quan hệ hợp đồng, bên nào gây thiệt hại thì bên đó phải bồi thường. Chúng tôi là bị đơn trong vụ án này là hoàn toàn chính xác. Chúng tôi gây thiệt hại thì chúng tôi phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra”, vị đại diện cho biết.

Ngoài ra, theo vị đại diện, khi Công ty AIC chấp nhận bồi thường toàn bộ thiệt hại cho chủ đầu tư thì đồng nghĩa với việc các bị cáo không phải bồi thường nữa.

tran-dinh-thanh-ttxvn.jpeg
Bị cáo Trần Đình Thành tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: TTXVN

      Đối đáp với luật sư bào chữa, đại diện VKS khẳng định việc truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ về tội “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ” là có đủ cơ sở.

Cụ thể, VKS cho biết bị cáo Vũ đã có nhiều lời khai thể hiện tiếp nhận ý kiến chỉ đạo của Trần Đình Thành (cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai) để tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu.

Theo VKS, trong cột thứ tư của bảng kê về việc chi tiền cho các quan chức do nhân viên AIC giao nộp có ghi dòng chữ "Co Che", nên đây được hiểu là "cơ chế". Từ đó, VKS đánh giá việc hứa hẹn của bị cáo Vũ với Nhàn là mặc định theo "cơ chế ngầm".

Bài liên quan
Xét xử vụ AIC: Cựu Chủ tịch Đồng Nai Đinh Quốc Thái được đề nghị lại mức án
Trong phần đối đáp, VKS đã đề nghị lại mức án đối với cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những điểm nổi bật trong quá trình xét xử vụ án AIC