Trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Barack Obama, bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO của Vietjet Air đã ký hợp đồng trị giá 11,3 tỉ USD để đặt mua 100 máy bay từ hãng Boeing - tập đoàn chế tạo máy bay hùng mạnh nhất thế giới.

Những điều ít biết về nữ tỉ phú Việt mua 100 máy bay Boeing

DDVN | 07/06/2016, 18:34

Trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Barack Obama, bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO của Vietjet Air đã ký hợp đồng trị giá 11,3 tỉ USD để đặt mua 100 máy bay từ hãng Boeing - tập đoàn chế tạo máy bay hùng mạnh nhất thế giới.

Sự thành công khá nhanh và sở hữu những hợp đồng với giá trị khổng lồ như trênđã khiến người ta thầmhỏi bà Phương Thảo là ai, thân thế đến mức nào. Và càng ngạc nhiên hơn nữa, khi nữ tỉphú người Việt này đã tự thân gầy dựng sự nghiệp hàng tỉ đô của mình.

Thương vụ tỉ đô

Rất nhiều lời khen ngợi dành cho bà Phương Thảo, do bàđã vô cùng nhạy bén khi chọn thời điểm Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam để ký hợp đồng với Boeing. 100 máy bay thân hẹp B737 Max 200, dự kiến sẽ được giao hàng từ năm 2019 đến năm 2023, nâng tổng số máy bay của Vietjet lên đến con số hơn 200 chiếc. Về thương vụ tỉ đô này, bà Nguyễn Thị Phương Thảo chia sẻ: “Việc đầu tư thêm đội máy bay B737 Max 200 sẽ phục vụ cho chiến lược phát triển mạng đường bay quốc tế trong thời gian tới của Vietjet. Qua hợp đồng này, Vietjet sẽ góp phần tăng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đóng góp vào sự phát triển hội nhập của ngành hàng không Việt Nam”.

Số tiền khổng lồ 11,3 tỉ đô la Mỹđặt mua 100 máy bay là lời tuyên bố rõ ràng về sự khuếch trương thương hiệu Vietjet Air. Thậm chí, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là động thái đầu tiên để bà Phương Thảo tiến hành kế hoạch hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp. Trước đó, bà Phương Thảo đã thừa nhận ý định mở rộng Vietjet Air ra toàn cầu khi tỏ ra ngưỡng mộ hãng bay thượng đẳng Emirates của Dubai. Bà chủ “hãng hàng không bikini” còn không ngần ngại đặt mục tiêu đưa Vietjet trở thành một “Emirates khác của châu Á”.

Tất nhiên, để vươn tầm thế giới, Vietjet buộc phải nâng cao chất lượng phục vụ, điều này đồng nghĩa với việc dần tách mình ra khỏi thị trường giá rẻ. Và nếu không cẩn thận sẽ đánh mất lực lượng khách hàng cốt lõi - những người ưa chuộng mức giá dễ chịu - từ bao lâu nay đã trung thành và góp phần rất lớn vào thành công của Vietjet Air. Về việc này, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết: “Tuy là hãng hàng không giá rẻ nhưng chúng tôi tự tin chất lượng dịch vụ của Vietjet không hề thua kém các hãng bay khác trên thế giới. Chúng tôi có nhiều kỹ năng để phát huy tối đa hiệu quả của chi phí bỏ ra. Đó là lý do vì sao chúng tôi không xem mình là một hãng bay giá rẻ bình thường, có thể gọi Vietjet là một hãng bay “lai” (hybrid). Giá rẻ nhưng chất lượng cao”. Và cũng theo bà Phương Thảo, mục tiêu vươn mình khắp toàn cầu dựa trên nền tảng “chất lượng cao – giá rẻ” mà bấy lâu nay Vietjet vẫn cố công xây dựng. “Chất lượng cao – giá rẻ” vẫn là bài toán rất khó, nhưng chỉ trong vòng chưa tròn 5 năm đi vào hoạt động, lượng hành khách của Vietjet đã trên đà vượt qua hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, thì mục tiêu chiếm thị phần thế giới cũng không phải là điều gì quá “ngông cuồng” đối với nữ tỉ phú đô la Nguyễn Thị Phương Thảo.

Từ cô sinh viên tay trắng trở thành bà chủ hãng hàng không

Và với những thành công rực rỡ như hiện tại, người ta có thể kỳ vọng vào Vietjet và bà Phương Thảo; nhưng cơ sở tin tưởng vững chắc hơn phải kể đến, chính là quá khứ trắng tay của bà chủ “hãng hàng không bikini”. Sở dĩ vậy, vì không dưới một lần, bà Phương Thảo đã tiếp thị hình ảnh Vietjet bằng tiếp viên, người mẫu mặc bikini. Một bước đi quá táo bạo ngay tại thời điểm Vietjet Air mới ra đời. Bỏ qua cơn bão truyền thông trái chiều đã quá tốn nhiều giấy mực trong thời điểm đó, rất nhiều người không ngờ sự quyết liệt này lại đến từ Nguyễn Thị Phương Thảo – người phụ nữ dáng vóc mảnh khảnh, nụ cười hiền và giọng nói êm dịu.

Nhưng vẻ ngoài khá mong manh của bà Phương Thảo lại khiến báo chí Mỹ phải “cảnh báo” rằng đừng tưởng bà bình thường, đừng “trông mặt mà bắt hình dong”. Bởi đây là “the first woman self-made billionaire of Vietnam” (tạm dịch: Nữ tỉ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam). Bà Phương Thảo khởi nghiệp khi còn là một nữ sinh viên du học ngành kinh tế - tài chính tại Nga. Kinh nghiệm lẫn vốn liếng còn hạn chế, bà Phương Thảo chọn việc bán quần áo ở Moscow. Sau đó, bàmở rộng phân phối thêm mặt hàng văn phòng phẩm, rồi đến hàng tiêu dùng từ các nhà cung cấp ở Nhật Bản, Hồng Kông và Hàn Quốc. Cho đến năm 21 tuổi, bà Thảo đã có được 1 triệu USDnhờ kinh doanh máy fax và nhựa cao su. “Thừa thắng xông lên”, nữ doanh nhân người Việt tại Nga đã mạnh dạn đầu tư vào ngành hàng công nghiệp nặng như sắt thép, máy móc. Năm 2000, bà Thảo cùng chồng trở về Việt Nam và bỏ vốn vào lĩnh vực tài chính - bất động sản, rồi sau đó tham gia HDBank, sáng lập ra Vietjet Air. Nói về quyết định thành lập hãng hàng không Vietjet, bà Phương Thảo cho biếtđây là kế hoạch bà ấp ủ rất lâu.

Bà tâm sự: “Ngay khi con trai đầu của tôi mới vài tháng tuổi, tôi đã bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực hàng không giá rẻ. Lúc này, Việt Nam chưa có hãng bay tư nhân giá rẻ nào. Trong khi đó cùng với việc dân trí ngày càng cao, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam cũng ngày càng phát triển nhanh chóng, điều này khiến tôi không thể nào ngưng nghĩ về việc thành lập một hãng bay với mức giá dễ chịu nhất cho bất kỳ ai”.

Cùng với các chính sách mở cửa của chính phủ cho ngành hàng không, bà Phương Thảo đã xác định đúng thời điểm đầu tư để thành lập hãng bay và thành công vang dội. Ngoài việc nổi đình nổi đám với Vietjet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn tạo nhiều dấu ấn trên cương vị Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị HDBank. Những thương vụ như sáp nhập DaiABank vào HDBank, mua công ty tài chính SGVF, nâng tầm tên tuổi cho HDBank… đã ghi tên bà Phương Thảo vào danh sách những CEO thành công nhanh nhất tại Việt Nam.

Phong Hồ/Duyên dáng Việt Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những điều ít biết về nữ tỉ phú Việt mua 100 máy bay Boeing