Pele, Maradona, Messi là ba cầu thủ kỳ vĩ nhất trong lịch sử bóng đá nhưng bóng đá đỉnh cao mỗi thời mỗi khác nhau nên càng không thể dựa vào chuyên môn để đánh giá ai hơn ai. Dù vậy, Pele thì khác hẳn, ông làm được những điều mà Maradona và nhất là Messi không thể làm được.

Những điều Pele có thể mà Maradona và đặc biệt Messi là... không thể!

Đặng Hoàng | 02/01/2023, 07:53

Pele, Maradona, Messi là ba cầu thủ kỳ vĩ nhất trong lịch sử bóng đá nhưng bóng đá đỉnh cao mỗi thời mỗi khác nhau nên càng không thể dựa vào chuyên môn để đánh giá ai hơn ai. Dù vậy, Pele thì khác hẳn, ông làm được những điều mà Maradona và nhất là Messi không thể làm được.

Đó là những điều gì?

Đó là tầm ảnh hưởng vượt ngoài không gian và thời gian của bóng đá.

Thời đỉnh cao (1956-1974), Pele chỉ chơi duy nhất cho CLB Santos. Không phải do ông trung thành như gia đình Maldini dành trọn cuộc đời cả 3 thế hệ duy nhất khoác áo AC Milan, mà vì Pele không thể thi đấu cho bất kỳ câu lạc bộ nào ngoài đất nước Brazil.

Thời đó, các CLB giàu có, danh tiếng hàng đầu thế giới như Real Madrid (Tây Ban Nha), Manchester United (Anh) hay Juventus, Inter Milan (Ý) đều muốn có được chữ ký của Pele. Thậm chí năm 1958 vì sự an toàn của CLB Sangtos và ông chủ Santos và trên hết vì tình người, Inter Milan đã đồng ý hủy hợp đồng đã được 2 bên thỏa thuận, đồng ý và đã ký. Lý do vì người dân Brazil biểu tình phản đối.

Đến năm 1961, dưới thời Tổng thống Janio Quadros, Quốc hội Brazil “ra luật” quốc hữu hóa Pele, không cho phép chuyển nhượng siêu sao bóng đá Pele ra nước ngoài. Nói một cách khác: "Pele là báu vật quốc gia"!

Vậy tại sao Pele có thể qua Mỹ thi đấu cho CLB New York Cosmos vào năm 1975?

Đơn giản vì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ lúc bấy giờ là Henry Kissinger đã viết một lá thư gởi đến chính phủ Brazil nhấn mạnh tầm quan trọng về sự hiện diện của Pele với quan hệ song phương. Khi “Báu vật quốc gia” được gia cố thêm sức mạnh “nâng cao vị thế quốc gia” thì mọi chuyện sau đó như mọi người đã biết, Pele không chỉ được thi đấu ở Mỹ, mà trong 2 năm ông chơi bóng ở đất nước này, ông đã giúp bóng đá Mỹ phát triển rộng khắp từ số lượng đến chất lượng. Pele đến cũng là lúc thị trường bóng đá Mỹ mở rộng cánh cửa đón chào các ngôi sao khác đến Mỹ như Giorgio Chinaglia, Franz Beckenbauer, Carlos Alberto, Johan Cruyff, Eusebio, Bobby Moore, George Best, hay Gordon Banks. Ở mùa cuối cùng, Pele giúp Cosmos vô địch Mỹ.

Chính Pele chứ không ai khác đã “khai hoang” cho bóng đá Mỹ, cho dù trước đó đội tuyển bóng đá Mỹ từng 3 lần có mặt ở vòng chung kết World Cup (1930, 1934, 1950).

Không phải ngẫu nhiên Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã phải nói rằng: “Pele đã nâng bóng đá lên tầm cao chưa từng đạt được ở Mỹ và chỉ có Pele, với địa vị, tài năng vô song mới có thể hoàn thành sứ mệnh như vậy. Mỹ vô cùng biết ơn ông”.

Trước đó, năm 1969, cũng chính sự có mặt của Pele, mà hai phe liên quan trong cuộc nội chiến Nigeria đồng ý ngừng bắn trong 48 giờ để xem Pele chơi trận giao hữu tại thành phố Lagos. Trong trận này, Pele ghi bàn và Santos hòa đội chủ nhà Lagos Stationary Stores FC 2-2. Thế rồi cuộc nội chiến kết thúc sau đó một năm.

Cũng vào thời điểm hòa bình ở Nigieria, Brazil đã vô địch thế giới lần thứ 3 và đoạt vĩnh viễn Cúp vàng Jules Rimet vào tháng 6-1970. Cho nên, chính Pele – người có mặt trong cả 3 lần lên đỉnh cao vinh quang đó – đã biến Brazil thành cường quốc bóng đá. Vì rằng từ năm 1970, điều đầu tiên mọi người khi nghĩ về Brazil là ai cũng nghĩ đến bóng đá.

Do đó cũng đừng ngạc nhiên khi Pinheiro, cựu đại sứ Brazil tại Liên Hiệp Quốc đã nói: “Pele chơi bóng đá 22 năm, và trong thời gian đó ông luôn nỗ lực thúc đẩy hòa bình hữu nghị của thế giới nhiều hơn bất kỳ đại sứ nào khác”

Sau khi rời sân cỏ, ông được biết đến trên cương vị Bộ trưởng đặc biệt về thể thao của Brazil, đại sứ của UNESCO và Liên Hợp Quốc. Ông đã tham gia nhiều nỗ lực xóa đói giảm nghèo, phong trào chống tham nhũng và bảo vệ môi trường ở nhiều khu vực cũng như kêu gọi hạ nhiệt xung đột vũ trang.

Để vinh danh Pele, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) bầu ông là vận động viên của thế kỷ 20, trong khi tạp chí Time chọn ông là một trong 100 người quan trọng nhất ở thế kỷ 20, còn Tạp chí L’Équipe bầu chọn ông là “Nhà vô địch thế kỷ”.

Với tầm ảnh hưởng rộng khắp như thế của Pele, giới ngoại giao và các chuyên gia nghi lễ đã có lúc tranh luận với nhau xem phải giới thiệu Pele với công tước xứ Edinburgh, hay ngược lại. Qua Pháp, Pele được dẫn đường và hộ tống theo nghi thức dành cho nguyên thủ quốc gia.

Và hôm nay, khi Pele rời xa chúng ta vĩnh viễn vào ngày 29.12.2022, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tuyên bố quốc tang 3 ngày, còn thành phố Santos nơi Pele dành trọn sự nghiệp thi đấu cũng để tang Vua bóng đá 7 ngày.

***

Dù tầm ảnh hưởng không rộng khắp cả bề rộng lẫn bề sâu như Pele, nhưng Maradona nói câu gì thì cả thế giới bóng đá lắng nghe câu đó. Đặc biệt ở Argentina, từ một câu nói khơi gợi lòng dân tộc của Maradona, cả nước Argentina trở nên sôi sục và Tổng thống Argentina Leopoldo Galtieri từng là một viên tướng ngay lập tức đưa quân về quần đảo Falklands (Malvinas) đang tranh chấp với Anh: chiến tranh chính thức bùng nổ!

Do đó, Messi dù có thành công đến đâu đi nữa, bộ sưu tập thành tích của Messi có đủ đầy có dày thêm bao nhiêu đi nữa, thì tầm ảnh hưởng của Messi cũng chỉ quẩn quanh trong môi trường bóng đá. Vì thế Messi sẽ không bao giờ có được tầm ảnh hưởng lớn như Maradona chứ đừng nói là so sánh với Pele.

Sẽ sai lầm khi cứ mãi tranh luận Pele, Maradona hay Messi là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá, vì có những chuyện cho thấy Pele còn lớn hơn… bóng đá!

***
Sau khi tuyên bố quốc tang 3 ngày, Tổng thống Brazil Bolsonaro cho biết lễ viếng Pele sẽ diễn ra từ 10 giờ thứ hai 2.1, giờ Sao Paulo, trong 24 tiếng, tại Vila Belmiro, sân nhà của CLB Santos. Người dân sẽ được phép tới viếng huyền thoại vừa qua đời ở tuổi 82.

Lễ an táng Pele diễn ra thứ ba 3.1 tại nghĩa trang Ecumenical Necropolis, thành phố Santos, chỉ có thành viên gia đình Pele được góp mặt.

Đó là những gì mà vì sao tôi đã viết: Những điều Pele có thể mà Maradona và đặc biệt Messi là… không thể!


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những điều Pele có thể mà Maradona và đặc biệt Messi là... không thể!