Các loại rau được dùng làm gia vị hàng ngày không chỉ đem lại mùi thơm hấp dẫn cho món ăn mà còn có công dụng chữa nhiều loại bệnh.
Húng quế
Lá húng quế giúp dễ tiêu hóa, chữa đau đầu và mất ngủ. Dầu từ lá còn có tác dụng chống viêm đối với đường tiêu hóa và các khớp. Ngoài ra lá còn chứa nhiều chất chống ô xy hóa và là một chất lợi tiểu nhẹ.
Ngò tây
Rau ngò tây giàu chất chống ô xy hóa giúp giảm viêm ở thận, ngăn hơi thở có mùi, giúp dễ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và chữa táo bón. Vitamin K trong ngò tây cũng rất tốt cho xương.
Bạc hà
Dầu trong lá bạc hà có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn làm giảm chứng khó tiêu, làm dịu rối loạn dạ dày và giảm hội chứng ruột kích thích. Lá bạc hà còn giúp tăng cường hệ thần kinh, giảm đau đầu.
Cây tía tô
Trị cảm cúm, ho: Ninh cháo trắng cho nhừ rồi thêm 10g lá tía tô thái chỉ cho vào, ăn nóng. Đắp chăn kín để mồ hôi tiết ra để giải cảm. Ngoài ra, bạn có thể dùng lá tía tô tươi từ 15-20g đem giã nát, đun sôi với nước và uống.
Chữa táo bón: Dùng 15g hạt tía tô, 15g hạt hẹ giã nhỏ, trộn với 200ml nước, lọc lấy nước cốt và đem nấu với cháo ăn để trị táo bón.
Rau kinh giới
Dầu rau kinh giới có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống ô xy hóa. Ăn rau kinh giới làm giảm đau bụng thường và đau bụng kinh. Đây cũng là một chất lợi tiểu, chữa đau đầu, cảm cúm, cảm lạnh và các vấn đề về hô hấp.
Cây thì là
Hạt thì là tươi đem giã, vắt lấy nước uống hay phơi khô, tán thành bột và sắc lấy nước uống để trị chứng sốt rét nguy hiểm.
Lá lốt
Lá lốt thường mọc dại và rất dễ trồng, có công dụng ấm dạ dày, trung tiêu. Lá lốt dùng để chứa đau nhức xương, chữa bệnh phụ khoa, đau răng, say nắng, đau bụng lạnh, buồn nôn,…
Hương thảo
Hương thảo có tác dụng giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, bệnh gan và bệnh tim nhờ đặc tính chống viêm và chống ô xy hóa. Dầu từ lá hương thảo còn giúp chữa rụng tóc, giảm đau bụng và cải thiện trí nhớ.
Sả
Sả ngoài công dụng làm gia vị cho các món ăn còn có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu và điều trị các chứng co thắt cơ, thấp khớp, đau đầu.
Hà Anh (t/h)