Những người bị dị ứng với lần tiêm vắc xin mRNA đầu tiên có thể tiêm mũi thứ 2 một cách an toàn mà không phải lo ngại về nguy cơ phản ứng.

Những người dị ứng với vắc xin mRNA có thể an toàn tiêm mũi thứ 2

Đan Thuỳ | 27/07/2021, 09:47

Những người bị dị ứng với lần tiêm vắc xin mRNA đầu tiên có thể tiêm mũi thứ 2 một cách an toàn mà không phải lo ngại về nguy cơ phản ứng.

Một nghiên cứu cho thấy hầu hết những người có phản ứng dị ứng với mũi đầu tiên của vắc xin mRNA COVID-19 từ hãng dược Pfizer/BioNTech hoặc Moderna có thể tiếp cận mũi thứ 2 một cách an toàn.

Các nhà nghiên cứu cho biết tỷ lệ phản ứng dị ứng với những loại vắc xin này lên tới 2% trong đó sốc phản vệ là loại phản ứng nghiêm trọng nhất. Hiện tượng này xảy ra ở 2,5% trong số 10.000 người được tiêm vắc xin.

Dữ liệu được xem xét trên 189 người lớn bị phản ứng mũi đầu tiên với một trong những loại vắc xin này, họ có các triệu chứng bao gồm đỏ bừng mặt, chóng mặt hoặc choáng váng, ngứa ran, thắt cổ họng, phát ban và thở khò khè, khó thở. 84% những người trong số này đã tiêm mũi thứ 2 của vắc xin với khoảng 1/3 đã dùng thuốc kháng histamine trước đó. Tất cả họ đều dung nạp được mũi thứ 2, kể cả những người có phản ứng phản vệ ở mũi thứ nhất. Bất kỳ triệu chứng dị ứng tiềm ẩn nào phát triển sau mũi thứ 2 đều diễn biến nhẹ và dễ kiểm soát, các nhà nghiên cứu cho biết vào ngày 26.7.

krq2iztq7zikpi4asfitqsj4v4.jpeg

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Matthew Krantz từ Đại học Vanderbilt cho biết: “Việc tiêm chủng đầy đủ 2 liều vắc xin thậm chí còn trở nên quan trọng hơn với biến chủng Delta và chúng tôi nghi ngờ rằng có nhiều người đã không tiêm mũi vắc xin thứ 2 vì các triệu chứng dị ứng”. Nhóm nghiên cứu của ông kết luận: “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng hầu hết các bệnh nhân có phản ứng dị ứng tức thời và có khả năng xảy ra với vắc xin mRNA COVID-19 đều có thể tiêm mũi vắc xin thứ 2 một cách an toàn”.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc theo dõi đợt bùng phát COVID-19 gần đây ở Trung Quốc đã phát hiện ra rằng những người bị nhiễm biến chủng Delta mang số lượng vi rút trong mũi nhiều hơn 1.260 lần so với những người bị nhiễm trong đợt bùng phát đầu tiên của đại dịch COVID-19. Tải lượng cao hơn có nghĩa là vi rút lây lan nhanh hơn từ người này sang người khác, làm gia tăng các ca lây nhiễm và nhập viện.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng thời gian giữa thời điểm mọi người tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh và khi họ được chẩn đoán đã giảm từ trung bình 6 ngày vào năm 2020 xuống còn 4 ngày trong đợt bùng phát biến chủng Delta.

Shane Crotty thuộc Viện Miễn dịch học La Jolla ở San Diego (Mỹ) cho biết biến chủng Delta “vượt trội hơn tất cả các loại vi rút khác vì nó lây lan hiệu quả hơn rất nhiều”. Tại Hoa Kỳ, Delta chiếm khoảng 83% các ca nhiễm mới, với những người chưa được chủng ngừa chiếm gần 67% các trường hợp nặng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những người dị ứng với vắc xin mRNA có thể an toàn tiêm mũi thứ 2