Liên tiếp trong những ngày qua, phát hiện nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại không chỉ làm ảnh hưởng sang chấn đến tâm lý hiện tại mà còn “cướp” đi của trẻ cả một tương lai phía trước. Điều này xuất phát từ đâu, các bậc phụ huynh phải làm gì để trẻ không gánh chịu nỗi đau trên?

Những nguy cơ trẻ em đối diện với nạn xâm hại tình dục

Hồ Quang | 15/03/2017, 16:36

Liên tiếp trong những ngày qua, phát hiện nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại không chỉ làm ảnh hưởng sang chấn đến tâm lý hiện tại mà còn “cướp” đi của trẻ cả một tương lai phía trước. Điều này xuất phát từ đâu, các bậc phụ huynh phải làm gì để trẻ không gánh chịu nỗi đau trên?

Phụ huynh không nên sở hữu thân thể trẻ

Theo bácsĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang - Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) những người trưởng thành có ý định xâm hại tình dục trẻ em thường xuất phát từ yếu tốkhông gian, môi trường thuận lợi, kế đến là yếu tố tâm thần...

"Những người này thường có đời sống tinh thần không lành mạnh, không tích cực. Đây là những người thường có cuộc sống khép kín, ít quan hệ, giao du với bên ngoài… dễ có những hành vi không kiểm soát. Nhữngyếu tố trên đanxen lẫn nhau tạocơ hội cho những người nàycó hành vi ấu dâm với trẻ”, bác sĩ Trang chia sẻ.

Bên cạnh đó, bác sĩ Trang cũng cho biết nhiều phụ huynh thường có thói quen sở hữu thân thể của con, vì cứ nghĩ đó là con của mình.Khi ngủ thường ôm con tâm sự, mẹ ôm con trai, cha ôm con gái hay tắm cho trẻ nhưng ra khỏi nhà tắm mới thay quần áo, thậm chí tắm chung với trẻ. Đây là một sai lầm khá phổ biến hiện nay của các bậc phụ huynh.

"Việc làm này chỉ có thể thực hiện ở trẻ dưới 3 tuổi, từ 3 tuổi trở lên, nếu làm như thế trẻ sẽ khiến trẻ cảm nhận thân thểcủa mình được mọi người sở hữu, từ đó khi đi ra đường dễ bị người khác lạm dụng, xâm hại.Không nên cho con ngủ chung, nếu trẻ ngủ chung với cha mẹ được thì cũng có thể ngủ chung với người khác”,bác sĩ Trang lý giải

Từ thực tế trên, bác sĩ Trang kêu gọi các bậc phụ huynh nên dành thời gian nói chuyện với trẻ về giới tính theo lứa tuổi, chỉ cho trẻ khu vực người khác không được đụng chạm, dù là mẹ cũng phải xin phép. Tuyệt đối phải tắm cho trẻ trong phòng tắm, không được chạy ra khỏi phòng tắm mới thay đồ.

Trẻ ở trường không giao phó hết cho nhà trường, phải có sự kiểm soát, nói chuyện thường xuyên với con cái về vấn đề giới tính, hỏi con về bạn gái, bạn trai, cư xử như thế nào với người khác phái. Đặc biệt trẻ 6 đến 12 tuổi, cha mẹ phải tích cực nói chuyện với con, đến khi trẻ dậy thì, mọi vấn đề giới tính sẽ cởi mở hơn. Nếu là con trai, cha nói chuyện gần gũi, thực tế hơn, tuy nhiên cả cha lẫn mẹ nên có sự trao đổi sẽ là điều tốt nhất.

Theo bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang, phụ huynh hay sở hữu thân thể trẻ là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị xâm hại tình dục

Không hỏi trẻ nhiều về chuyện bị xâm hại

Bác sĩ Trang cho hay, một nghiên cứu mới đây cho thấy những người xâm hại trẻ thường là người quen như: chú, ông, xe ôm, gia sư… Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người lớn bị xâm hại tình dục có đến 25% nữ giới và 15% nam giới bị từ lúc nhỏ. Riêng với trẻ bị xâm hại tình dục thì có đến 70% là nữ, 30% là nam.

Những trẻ bị xâm hại tình dục thường có những triệu chứng sang chấn vùng âm hộ, chảy máu, đau đớn, nhiễm trùng, không chỉ vùng âm hộ mà đôi khi cả vùng trực tràng; mắc các bệnh lây qua đường tình dục như:giang mai, lậu, HIV... Có hành vi về tính dục không phù hợp, nhất là thủ dâm, muốn hôn môi…

Đó là những dấu hiệu tại chỗ; còn dấu hiệu hành vi ở trẻ bị xâm hại tình dục thường sợ hãi khi đến nơi bị xâm hại hoặc giống như nơi bị xâm hại, giật mình, thủ dâm, khóc thét, ăn uống giảm sút, tiểu dầm hoặc són phân trong quần, cáu gắt, học tập giảm sút… Các bậc phụ huynh cần đặt dấu hỏi nghi ngờ về chuyện con mình bị xâm hại tình dục.

Lúc này cha mẹ cần liên minh để bảo vệ con, không đỗ lỗi cho nhau hay đỗ lỗi cho con. Trường hợp trẻ bị xâm hại còn những thương tích hoặc đã bị xâm hại từ lâu nên đưa trẻđi khám càng sớm càng tốt. Nhân viên y tế cần có cách đối xử tế nhị với các phụ huynh có con trẻ bị lạm dụng.

Nếu nghi ngờ con bị lạm dụng, phụ huynh phải bình tĩnh, động viên con, không nên đánh trẻ. Làm sao có sự liên kết giữa y tế (bác sĩ ngoại khoa, nội khoa, chuyên viên tâm lý); pháp y, công an… cần phải đồng bộ, bởi mỗi lần hỏi con trẻ là một lần xoáy sâu vào những vết thương, gây tổn thương thêm cho trẻ và gia đình. Phụ huynh phảiđược giúp đỡ để đưa mọi chuyện ra ánh sáng.

“Nhà trường cần phải phối hợp với gia đình, phụ huynh không phó mặc cho gia đình, cần phải lấy trẻ làm trung tâm được bảo vệ; người gây ra chuyện cần phải được hỗ trợ, can thiệp tâm lý; xã hội phải chung tay vì đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của bệnh nhi, có thể có những biến chứng khiến trẻ phải chịu suốt đời”, bác sĩ Trang kêu gọi.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những nguy cơ trẻ em đối diện với nạn xâm hại tình dục