Trong ngôi trường cấp 2 xã Sơn Long (Sơn Tây, Quảng Ngãi), nhiều đứa trẻ đi học đã mang nặng mùi buồng sinh. Có em lớp 9 đã hai mụn con, có em vừa sinh xong một tháng vứt con ở nhà để tới trường. Trong đám thiếu niên nhảy dây đá cầu ấy, chưa biết mai kia có cô nữ sinh nào lặc lè mang bụng bầu tới trường tiếp nữa…

​Nơi trẻ em mang bầu đi học

Lê Đình Dũng | 08/04/2016, 05:00

Trong ngôi trường cấp 2 xã Sơn Long (Sơn Tây, Quảng Ngãi), nhiều đứa trẻ đi học đã mang nặng mùi buồng sinh. Có em lớp 9 đã hai mụn con, có em vừa sinh xong một tháng vứt con ở nhà để tới trường. Trong đám thiếu niên nhảy dây đá cầu ấy, chưa biết mai kia có cô nữ sinh nào lặc lè mang bụng bầu tới trường tiếp nữa…

>> Kỳ 1: Trâu tìm về Giàng, người tìm khánh kiệt

>> Kỳ 2: Ngày tàn của những 'xóm biệt thự'

>> Kỳ 3: Giai thoại về những 'Công tử Bạc liêu núi'

>> Kỳ 4: Giàutrong xót xa

Danh sách buồn

Thầy Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Sơn Long lấy làm vui khi chúng tôi lặn lội tới trường đúng vào buổi tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh THCS.

Ông nói ngay, tình trạng tảo hôn và có thai sớm, nhất là các em độ tuổi đi học đang đến mức báo động. Ông liệt kê cho tôi một vài số liệu trong 3 năm học gần đây: năm học 2013 - 2014 có 4 emhọc sinh mang thai sinh con; năm học 2014 - 2015 có 7 em sinh con; năm học này có thêm 5 em sinh con và kết gia đình, trong đó 3 em nữ học sinh lớp 9 và 2 em nam học lớp 8.

Thầy Nguyễn Anh Tuấn cùng học sinh đang dự lớp giáo dục giới tính - Ảnh: Lê Đình Dũng.

“Các em vẫn còn đang đi học hết. Các em nữ thì đẻ xong khoảng 1 tháng là đi học tiếp. Ở trên này, phụ nữ sinh con vài ngày ra nắng, lên rẫy là bình thường”, thầy Tuấncho hay.

Có những em sinh con hai năm liên tục và vẫn đang được nhà trường khuyến khích theo học như em Đinh Thị Yên, học sinh lớp 9. Yên mồ côi mẹ, năm lớp 8 em sinh con gái đầu lòng; em vừa hạ sinh tiếp một đứa con thứ hai. Ở thôn Măng Hinh, em Đinh Thị Pha năm ngoái cũng đã sinh em bé khi học lớp 8.

Bên lớp 8B, nam sinh Đinh Văn Bền vừa lấy vợ ở xã Sơn Liên. Có vợ rồi Bền đi học "giã gạo" (bữa đi bữa không) nên các thầy cứ phải gọi điện thoại kêu em đến trường. Mới ra Tết vừa rồi, thầy cô giáo đi xuống nhà thăm các em học sinh thì phát hiện Đinh Văn Hoan (học sinh lớp 8A) đã quen và ở như vợ chồng với bạn nữ tên Thái ở xã Sơn Màu. Nhà trường đang cùng chính quyền quan tâm và đôn đốc Hoan năng đi học.

Đây chỉ là thống kê từ một ngôi trường. Báo cáo từ Hội liên hiệp phụ nữ huyện Sơn Tây cho hay, khảo sát trong 3 năm trở lại đây toàn huyện có trên 20 em tảo hôn và 14 trường hợp hôn nhân cận huyết đang theo học tại các trường THCS hoặc ở một số em đã không có điều kiện đến trường.

Thích thì tới

Ở lớp học cuối dãy, cô giáo dạy văn Nguyễn Thị Phương Mỹ đang khuyên giải về những kiến thức giới tính cho học sinh cấp hai. Những cậu học trò lớp 6, lớp 7 ngồi nghe say sưa. Những thiếu nữ lớp 8, lớp 9 nín lặng. Ở trên những dốc núi quanh xã, có vài đứa bạn của chúng đang nằm ổ chăm con so.

Cô Phương Mỹ, dù dạy văn, nhưng cũng phải rành rõi để truyền đạt những kiến thức về giới tính, sinh lý đến các học sinh, cùng những thầycô ngồi dự bên dưới mà quên đi ngượng nghịu. Cô nói: “Các em đang tuổi lớn, sẽ có tình cảm bạn bè, sẽ quý mến nhau, có thể là bạn nam và nữ. Nhưng các em nên dừng lại ở tình cảm bạn bè, đi quá giới hạn mà không kiểm soát được sẽ dễ dẫn tới mang thai ngoài ý muốn, lúc đó sẽ rất khổ…”. “Các bạn nữ, tuổi dậy thì sẽ có kinh nguyệt, các em phải giữ gìn vệ sinh thân thể…”.

Những nữ sinh miền núi đang đối mặt với vấn nạn tảo hôn.

Tiếng côPhương Mỹ vẫn đều đều trước những ánh mắt ngây thơ trong lớp. Ngoài hành lang, thầy hiệu trưởng kể: “Năm nào nhà trường cũng tổ chức các buổi giáo dục giới tính cho các em. Ngoài ra, trong các giờ học thể dục hay sinh hoạt, vẫn thường lồng ghép các nội dung này. Tuy nhiên, một mình nhà trường chống lại nạn tảo hôn thì quá đơn phương”.

Ông giáo nóichầm chậm: Phong tụcvà nghèo đói vẫn là căn cơ của vấn đề. Như mùa đâm trâu này chẳng hạn, cứ nhà nào đâm trâu là các em tới ăn chơi với nhau, ngủ lại nhà người ta, thích nhau thì tới. Ngay cả cha mẹ cũng không quản thì nhà trường cũng không biết dưới đó như thế nào.

“Các em cứ đi, cứ chữa đẻ thôi, gia đình cũng chẳng nói con cái gì. Thậm chí còn nhiều phụ huynh lên mắng vốn và phó thác cho nhà trường, nói con tui nó uống rượu nó đánh tui luôn”, thầy Tuấn buồn kể.

“Nhà trường tổ chức tuyên truyềnnhưng có quản lý các em không?”, tôi hỏi. “Có chứ, nhà trường giao cho đoàn thanh niên ngoài giờ học thì tổ chức phụ đạo cho các em, lo đến từng bữa ngủ. Có nhiều em hẹn hò nhau, nửa đêm em trai lẻn qua phòng ngủ của các bạn nữ để tâm sự. Thầy giáo biết được phải đưacác em về phòng ngủ. Còn chuyện mang thai phần lớn là khi các em về nhà, lên rẫy”, thầy Tuấn nói.

Những rẻo cao Sơn Tây đang nhức nhối hôn nhân cận huyết thống, học sinh kết hôn và có thai sớm.

Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống như báo cáo của Hội liên hiệp phụ nữ huyện có lẽ chưa đến tai ông Bí thư huyện Sơn Tây Đinh Kà Để. Ông Để cho rằng: “Trước đây người Kdong không có tình trạng tảo hôn, lấy vợ sớm. Bây giờ xã hội phát triển, phim ảnh tràn lan, thông tin dễ dàng nên đôi khi nó cuốn hút các em theo lối sống mới buông thả. Tảo hôn thì có, còn hôn nhân cận huyết thống thì tôi chưa nghe”.

Ông Để cũng cho hay đã tăng cường chỉ đạo các ngành như dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục, chính quyền các xã tập trung tuyên truyền ở các địa phương, trường THCS, trường nội trú. “Năm 2006, tôi đã kỷ luật ông Bí thư xã Sơn Bua Đinh Thanh Dứa vì chuyện để con gái tảo hôn. Con gái ổng học lớp 7 trường nội trú”, ông Để kể thêm.

Chính quyền huyện Sơn Tây cần phải đối mặt với sự thật rằng, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đang có xu hướng gia tăng. Cách gì đó, cần phải đẩy mạnh tất cả các biện pháp có trong tay. Như thầy hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Sơn Long Nguyễn Anh Tuấn đã trút tâm can rằng, nhiều năm nay nhà trường đã báo cáo và cảnh báo vấn đề tảo hôn lên các cấp nhưng nhiều khi vẫn bị xem đây là chuyện "nhạy cảm" của địa phương nên bị lảng tránh.

Thầy Tuấn đề nghị ngoài việc tăng cường tuyên truyền thì cần phải có một biện pháp mạnh nào đó đối với một trường hợp cụ thể để răn đe. Trẻ em, học sinh có thai, lập gia đình ngày càng tăngmà cuộc sống gia đình đều khốn khó cả, nỗi khổ đầu tiên sẽ đè nặng lên đầu các em.

Kỳ tới: Cháu bú vú bà

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ
7 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
​Nơi trẻ em mang bầu đi học