Nhờ hợp đồng cung cấp 500.000 tấn gạo cho Philippines vừa được ký kết mà giá thu mua lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tăng mạnh, tăng cao hơn giá gạo Thái Lan, Ấn Độ và cao nhất trong các nguồn cung cấp ở Châu Á. Tuy nhiên, người nông dân lại không được lợi là bao bởi vụ thu đông đã kết thúc, nguồn lúa gạo cung cấp ra thị trượng không còn.

Nông dân không có lợi dù giá lúa gạo tăng

Một Thế Giới | 04/12/2013, 13:56

Nhờ hợp đồng cung cấp 500.000 tấn gạo cho Philippines vừa được ký kết mà giá thu mua lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tăng mạnh, tăng cao hơn giá gạo Thái Lan, Ấn Độ và cao nhất trong các nguồn cung cấp ở Châu Á. Tuy nhiên, người nông dân lại không được lợi là bao bởi vụ thu đông đã kết thúc, nguồn lúa gạo cung cấp ra thị trượng không còn.

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá lúa gạo trong nước và gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tăng cao. Cụ thể, giá lúa trong nước tăng bình quân khoảng 230-240 đồng/kg, giá gạo tăng bình quân đến 350 đồng/kg. Giá gạo xuất khẩu cũng tăng thêm 25 USD/tấn, ở mức 420 USD/tấn loại 5% tấm. 
Với mức giá này, gạo của Việt Nam đang cao hơn từ 10 - 20 USD/tấn so với gạo của Thái Lan, Ấn Độ và cao nhất trong các nguồn cung cấp ở châu Á. 
Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2012 thì giá xuất khẩu bình quân trong 11 tháng của Việt Nam vẫn giảm 14,53 USD/tấn. 
Nong dan khong co loi du gia lua gao tang
Giá lúa gạo tăng cao nhưng người nông dân vẫn không được lợi
(Ảnh minh họa)
"Nguồn gạo nội địa không còn nhiều, tồn kho thấp, muốn giao hàng đúng tiến độ phải cân đối, tính toán hợp lý mới có thể thực hiện được hết các hợp đồng đã ký. Còn không khéo, dễ dẫn đến nguy cơ gây sốt giá lúa gạo nội địa" - ông Trương Thanh Phong, chủ tịch VFA cho biết.
Giá lúa gạo tăng cao tưởng rằng sẽ đem lợi nguồn lợi lớn cho người nông dân vốn lâu nay phải chịu nhiều thua thiệt từ giá lúa gạo, nhưng trên thực tế, người nông dân lại không được lợi.
Nguyên nhân là do thời điểm ký kết hợp đồng 500.000 tấn gạo vào đúng lúc vụ thu hoạch thu đông đã qua, hầu hết các hộ đã bán hết lúa gạo từ trước đó chứ không còn giữ hàng để đợi giá.
Thêm vào đó, diện tích lúa chưa thu hoạch còn rất ít, chẳng hạn như tại Tiền Giang, lãnh đạo tỉnh cho biết toàn bộ diện tích lúa của tỉnh cơ bản đã được thu hoạch xong, và đa phần nông dân đều bán lúa ngay tại ruộng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nguồn cung đang rất hạn chế, và không mấy người được lợi từ việc giá lúa gạo tăng.
"Mấy tháng trước, giá lúa có hơn 5.000 đồng/kg, lo giá còn xuống thấp hơn nữa nên tôi vội gọi người đến bán. Bây giờ giá lúa gạo lên cao mà chẳng còn để bán, tiếc hùi hụi. Mấy nhà chỗ tôi cũng bán vậy, chứ chẳng ai dám giữ lại đợi đến giờ" - Chị Tám, một nông dân tại Tiền Giang cho biết.
Cũng tiếc "đứt ruột" vì giá lúa gạo bỗng chốc tăng cao, anh Quân (nông dân tại Long An) tâm sự, vụ trước nhà anh thu hoạch được hơn 5 tấn lúa. Một người bà con khuyên anh giữ lại, đợi đến giáp Tết thì hẵng bán, sẽ được giá hơn. Nhưng vì không có tiền cho con đóng học, lại lo ai cũng giữ lại lúa, đến lúc đó giá chẳng thấy lên mà còn xuống thấp hơn nên anh quyết định bán.
"Giá nghe lời bà con, để lại đến giờ mới bán có phải được giá không" - anh Quân buồn bã nói.
Lê Nhân
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
14 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nông dân không có lợi dù giá lúa gạo tăng