Theo trang điện tử Nhà nông bang Wisconsin, nông dân vắt sữa bò Mỹ ‘nghe tin buồn’ từ FTA Nhật Bản - EU vừa ký thông qua ngày 6.7. Hiệp định thương mại tự do này sẽ giúp Nhật nhập khẩu sản phẩm sữa từ Liên hiệp châu Âu (EU) với giá rẻ hơn.

Nông dân vắt sữa bò Mỹ ‘nghe tin buồn’ từ FTA Nhật Bản - EU

Trần Trí | 09/07/2017, 14:30

Theo trang điện tử Nhà nông bang Wisconsin, nông dân vắt sữa bò Mỹ ‘nghe tin buồn’ từ FTA Nhật Bản - EU vừa ký thông qua ngày 6.7. Hiệp định thương mại tự do này sẽ giúp Nhật nhập khẩu sản phẩm sữa từ Liên hiệp châu Âu (EU) với giá rẻ hơn.

Trước khi Hiệp định thương mại tự do (FTA)được ký, Nhật áp mức thuế 29,8% lên các loại phó mát, sữa nhập từ EU. Để đi đến thỏa thuận cuối cùng, Nhật - EU phải mất 4 năm và 17 vòng đàm phán để thu hẹp nhiều khác biệt. Nổi cộm nhất là việc EU, liên minh kinh tế lớn nhất thế giới, đòi Nhật xóa mức thuế nặng vừa nêu.

Nông dân Mỹ - Nhật lãnh thiệt hại vì giá cạnh tranh

Vì thế, khi sản phẩm phó mát châu Âu tăng lượng bán ở Nhật tiếp sau FTA, thìcác sản phẩm của Mỹ sẽ phải đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt trong khi nhu cầu của thị trường Nhật lạigiảm đi vì đã có hàng của EU.Điều đó sẽ dẫn đến chuyện phó mát Mỹ phải hạ giá bán.

Bà Shawna Morris, phó chủ tịch Hội đồng xuất khẩu sữa Mỹ, nói: “Cuối cùng thì những hạn chế xuất khẩu sẽ tác độngngược vào nông dân, họ sẽ bị thiệt hại vì phải bán sản phẩm với giá thấp”.

Nhật đang là thị trường xuất khẩu phó mát lớn thứ 3 của Mỹ, theo Hội đồng xuất khẩu sản sữa Mỹ, hiệp hội thương mại của các nông dân Mỹ hàng ngày vắt sữa bò cái và các nhà máy chế biến sữa.

Bob Young, nhà kinh tế trưởng của Liên đoàn nông nghiệp Mỹ, nói: “EU và Nhật sẽ giảm thuế sữa nhập khẩu từ EU qua Nhật, EU sẽ có thể chuyển nhiều hàng hóa đến Nhật so với trước đây”.

Tuy nhiên,ngành nông nghiệp, bơ sữa, chăn nuôi và lâm nghiệp Nhật cũng bị FTA Nhật - EU tác động, do Nhật - EU nhất trí dở bỏ thuếđối với một loạt sản phẩm, khiến các nhà sản xuất Nhật lo ngại hàng hóa châu Âu có giá rẻ hơn tràn ngập Nhật, nhất là mảng nông nghiệp.

Nông dân Nhật đã phải lên tiếng lo ngại cho tương lai thị trường bị tràn ngập nông sản châu Âu.Vì thế, Bộ trưởng Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Yuji Yamamoto cho biết: Tokyo sẽ tăng cường hỗ trợ các ngành này.

Cụ thể là chính phủ sẽ xem xét tăng trợ cấp cho các hãng sản xuất sữa tươi nguyên kem, do mức thuế áp lên một số sản phẩm phó mát nhập từ châu Âu sẽ được bỏ 15 năm sau khi FTA Nhật - EU có hiệu lực. Chính phủ cũng sẽ tăng cường các biện pháp cải thiện và giảm chi phí sản xuất sữa nguyên kem.

Nhật cũng sẽ trợ cấp cho người chăn nuôi để bù dắp những thua lỗ mà họ phải chịu. Chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp giúp ngành lâm nghiệp, giúp sản phẩm gỗ xẻ có tính cạnh tranh hơn, ví dụ như củng cố các cơ sở gia công hoạt động hiệu quả hơn.

FTA Nhật - EU là kết quả Mỹ bỏ TPP

Trước đây, các nhà sản xuất sữa Mỹ bán sản phẩm qua Nhật đều trông cậy khoản lợi tài chính được Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bảo vệ.

TPP là thỏa thuận thương mại do cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama khởi xướng và ban đầu có 12 nước ký tham gia gồm Mỹ, Nhật. Thế nhưng ngay khi nhậm chức hồi tháng 1.2017, Tổng thống Donald Trump đã hủy TPP.

Trong khi đóEU lại có cơ hội bảo vệ ngành chăn nuôi bò sữacủa họ, khi theo đuổi FTA với Nhật. Hiệp định này còn được gọi là TPP-11 tức đã loại trừ Mỹ.

Nhật cũng được yêu cầu mở rộng thị trường rượu, thịt heo, sô-cô-la và gỗ xẻ cho EU tham gia.

Theo Hiệp định FTA mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vàChủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cùng ký ngày 6.7, Nhật sẽ áp mức thuế thấp đối với sản phẩm phó mát mềm nhập từ châu Âu, ban đầu với 20.000 tấn phó mát. 15 năm sau khi FTA có hiệu lực, Nhật bỏ hẳn mức thuế này.

Nhật cũng sẽ hủy mức thuế nhập khẩu đối với các loại phó mát dày của châu Âu, giảm thuế đối với thịt bò nhập từ châu Âu xuống 9% kể từ khi FTA có hiệu lực được 15 năm.

Và 7 năm sau khi FTA có hiệu lực, Nhật sẽ bỏ thuế áp lên 10 sản phẩm gỗ.

Nhật cũng đề nghị EU sớm bỏ mức thuế 10% đối với xe con nhập khẩu từ Nhật, trong lúc các hãng xe tại châu Âu đang là nguồn tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất ở châu Âu.

Theo thống kê, tổng giá trị thương mại song phương Nhật Bản - EU trong năm 2016 vào khoảng 144 tỉUSD. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 7 của EU, trong khi EU là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Nhật Bản, sau Trung Quốc và Mỹ.

Sau khi FTA có hiệu lực, về phía EU, thỏa thuận này có thể giúp tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thêm 1%, tăng 30% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Nhật Bản và tạo thêm 400.000 việc làm tại 27 nước thành viên EU.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai châu Á sang EU cũng tăng 23,5%, góp phần đưa nền kinh tế nước này đi đúng với mục tiêu mà Thủ tướng Shinzo Abe đã đề ra.

Tư tưởng bảo hộ thương mại là lỗi thời

Động thái này diễn ra trong bối cảnh cả Nhật và EU đều đứng trước những thách thức mới, sau khi chính quyền Mỹ có những thay đổi lớn về lập trường trong các vấn đề kinh tế và đối ngoại.

Việc Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi TPP khiến Tokyo mất đi một số đòn bẩy quan trọng, đặc biệt là tự do hóa kinh tế - mục tiêu thứ 3 trong chương trình cải cách đầy tham vọng Abenomics của Thủ tướng Abe.

Thể hiện sự chủ động trong việc kết nối với chính quyền mới ở Mỹ, ông Abe đã trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tiếp xúc với Tổng thống Trump, sau đó nhanh chóng thực hiện chuyến thăm chính thức tới Washington.

Tuy nhiên, dường như chừng đó chưa đủ để nhà lãnh đạo Nhật yên tâm.

Về phía châu Âu, việc ngừng đàm phán Hiệp định tự do thương mại Mỹ - EU (TTIP) và các ý tưởng bảo hộ thương mại trong chính sách “Nước Mỹ trên hết” của chủ nhân Nhà Trắng cũng khiến châu Âu trở nên bất an, nhất là khi các thành viên EU vẫn còn chưa thoát khỏi hậu quả cuộc khủng hoảng nợ và làn sóng người nhập cư đang gây ra nhiều hệ lụy khó lường.

FTA cũng có thể đặt các công ty Mỹ vào thế yếu và bất lợi ở thị trường Nhật, trước lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp châu Âu trong các lĩnh vực tương tự.

Trong bối cảnh EU và Nhật Bản đóng góp 1/3 GDP toàn cầu, FTA giữa hai trung tâm kinh tế trọng yếu của thế giới sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Mỹ: Thương mại tự do vẫn là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của các quốc gia và Washington nên cân nhắc quay trở lại TPP.

Vì vậy, thỏa thuận FTA giữa EU và Nhật Bản được đánh giá đã mang lại cú hích lớn về kinh tế cho cả hai bên. Sự kiện này còn đánh dấu một chiến thắng lớn cho thương mại tự do, và nhấn mạnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại không phải là xu thế được ủng hộ trong tương lai.

Kim Hương (theo Seattle Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải
12 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM bị Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đề nghị kỷ luật.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nông dân vắt sữa bò Mỹ ‘nghe tin buồn’ từ FTA Nhật Bản - EU