Lâu nay ngành nông nghiệp An Giang thường rơi vào trường hợp “đi trước về sau”. Tuy nhiên đến thời điểm này, nông nghiệp An Giang đã quyết tâm đi cùng, phát triển cùng mọi người, chấm dứt tình trạng trên.

Nông nghiệp An Giang chọn cách để phát triển bền vững

Tô Văn | 29/07/2022, 15:45

Lâu nay ngành nông nghiệp An Giang thường rơi vào trường hợp “đi trước về sau”. Tuy nhiên đến thời điểm này, nông nghiệp An Giang đã quyết tâm đi cùng, phát triển cùng mọi người, chấm dứt tình trạng trên.

Sáng 29.7, Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội thảo khoa học “An Giang 190 năm hình thành và phát triển (1832-2022)”. Hội thảo đã thu hút 96 tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và lãnh đạo các địa phương.

6-htkh.jpg
Quang cảnh buổi Hội thảo khoa học chủ đề "An Giang - 190 năm hình thành và phát triển (1832-2022)" - Ảnh: Sở TT-TT 

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Hồng Quang - Bí thư Tỉnh ủy An Giang cho rằng việc tổ chức hội thảo này là một trong những hoạt động có ý nghĩa sâu sắc tiến tới kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh.

“Tôi tin rằng, với tinh thần trách nhiệm, với trí tuệ của các đại biểu, hội thảo sẽ góp phần làm sáng tỏ những chủ đề do Ban Tổ chức đặt ra, nhất là tập trung làm rõ luận cứ khoa học và thực tiễn liên quan đến ngày thành lập tỉnh”, ông Quang mong mỏi.

Ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời nhận xét, trên lĩnh vực nông nghiệp, người dân An Giang đã có tính truyền thống từ nền văn minh lúa nước, vùng đất chăn nuôi và phát triển thủy sản.

“An Giang luôn có người nông dân cần cù, có những tổ chức sản xuất giỏi, có những đột phá về tư duy nông nghiệp, khuyến nông, thích ứng khi thị trường mở ra, chuyển đổi cây lúa từ 1 vụ sang lúa 2 - 3 vụ vẫn đảm bảo được hiệu quả bền vững và cao hơn”, ông Thòn nói.

1-danh-lua.jpg
Ngoài cánh đồng mẫu lớn, nông nghiệp An Giang hướng tới mô hình đồng ruộng không dấu chân người để phù hợp với công nghiệp hóa, cơ giới hóa - Ảnh: Tô Văn

Ông Thòn cho biết thêm, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp An Giang đã hình thành được cánh đồng mẫu lớn. Đây chính là bước đi quan trọng để giải quyết điều ông cha ta đã dạy: “Muốn đi xa hay phát triển bền vững là phải đi cùng”, để từ đó tạo sự liên kết hình thành một cơ cấu tổ chức bộ máy chặt chẽ, hệ sinh học tốt hơn, giảm mức thấp nhất trong việc triệt tiêu những xung đột trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thu mua, chế biến và tiêu thụ.

“Ngày xưa nông nghiệp An Giang thường rơi vào trường hợp “đi trước về sau”. Tuy nhiên, đến lúc này, nông nghiệp An Giang đã quyết tâm đi cùng, phát triển cùng mọi người, chứ không còn cái chuyện đi sau hay đi trước nữa.

Ngoài ra, tôi mong muốn ngành nông nghiệp An Giang sẽ có nhiều mô hình ruộng đồng không dấu chân người để phù hợp với công nghiệp hóa, cơ giới hóa một cách đồng bộ, để đảm bảo người nông dân trở thành công dân có trình độ khoa học và từ đó sẽ giải được bài toán an ninh lương thực”, ông Thòn nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nông nghiệp An Giang chọn cách để phát triển bền vững