Ông Sutopo Yuwono của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia cảnh báo đảo Bali chuẩn bị đối phó với một đợt phun trào lớn từ núi lửa Agung, khi những tiếng nổ lớn và rung lắc đã xuất hiện kèm theo những lần phun khói bụi.

Núi lửa Agung ở Indonesia sắp phun trào dung nham

Cẩm Bình | 29/11/2017, 12:43

Ông Sutopo Yuwono của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia cảnh báo đảo Bali chuẩn bị đối phó với một đợt phun trào lớn từ núi lửa Agung, khi những tiếng nổ lớn và rung lắc đã xuất hiện kèm theo những lần phun khói bụi.

Ông Yuwono cho biết: “Khả năng xảy ra một vụ phun trào lớn là rất cao. Một số dấu hiệu đã xác nhận cho khả năng này. Kể từ ngày hôm qua (28.11), những đợt phun khói bụi đã kèm theo nhiều tiếng nổ và rung lắc có thể được nghe và cảm nhận được ở khoảng cách 12km”.

Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia khuyến cáo những du khách ở ngoài khu vực cách núi lửa Agung 4,7 dặm (khoảng 7,6km) vẫn an toàn. Tuy nhiên, giới chức Jakarta vẫn yêu cầu người dân ở trong khu cách núi lửa 10km sơ tán ngay lập tức.

Giáo sư David Rothery, chuyên gia nghiên cứu về núi lửa thuộc Đại học Mở của Anh, cảnh báo nếu khí ga trong núi lửa Agung không thể thoát ra ngoài, chúng có thể gây ra một vụ nổ lớn và giải phóng các dòng nham tầng.

Trả lời phỏng vấn của Sky News, giáo sư Davidcho biết: “Vấn đề là liệu khí ga có được thoát ra một cách thụ động hay không, bằng cách đi qua dung nham và những kẽ nứt trong núi. Hoặc chúng sẽ bị tích thành một lượng khí lớn và nổ tung ra ngoài, đẩy ra một lượng lớn tro bụi, sau đó là sản sinh ra các dòng nham tầng chảy khắp nơi”.

Theo bà Jacqueline Salzer, chuyên gia nghiên cứu núi lửa của Trung tâm Nghiên cứu địa chất học Đức (GFZ), sẽ rất nguy hiểm nếu núi lửa Agung giải phóng dòng nham tầng.

Bà Salzer phân tích: “Nếu dung nham có độ nhầy cao, núi lửa có thể dễ bùng nổ. Lý do là trong dung nham có khí ga. Các dòng nham tầng có thể đạt tới vận tốc vài trăm cây số/giờ. Không ai có thể chạy thoát, trừ khi bạn ở đủ xa và được cảnh báo đủ sớm”.

Khí ga tích tụ trong núi lửa nếu không thoát ra sẽ gây ra một vụ nổ lớn - Ảnh: Reuters

Ông Gede Suantika, người đứng đầu Trung tâm Núi lửa và giảm thiểu thảm họa Bali, khẳng định: “Hoạt động của núi lửa Agung rất cao, vẫn ở mức báo động cao nhất”.

Người phát ngôn của sân bay quốc tế Ngurah Rai trên đảo Bali vào sáng nay29.11 cho biết sân bay sẽ tiếp tục phải ngừng hoạt động ngày thứ 3liên tiếp, từ 29 đến 30.11, vì bụi núi lửa. Tính đến ngày 28.11, đã có hơn 400 chuyến bay bị hủy, làm ảnh hưởng đến hơn 200.000 hành khách ở Bali.

Trang Channel News Asia cho hay hiện đã có khoảng 40.000 người tự nguyện rời bỏ nhà cửa để đi sơ tán, trong khi 100.000 người khác sẽ bị buộc phải sơ tán.

Còn khoảng 100.000 người dân sẽ bị buộc phải sơ tán - Ảnh: EPA

Kýức của lần phun trào 54 năm trước

Lần gần đây nhất núi lửa Agung phun trào là vào năm 1963, cướpđi sinh mạng của 1.600 người. Đây là một trong những vụ núi lửa phun trào gây chết người nhiều nhất của Indonesia, theo Channel News Asia. Với kýức kinh hoàng từ lần phun trào 54 năm trước, nhiều người dân Bali đã nhanh chóng sơ tán khi núi lửa Agung bắt đầu hoạt động trở lại.

Dewa Gede Subagia, một người dân 67 tuổi từng chứng kiến Agung phun trào, cho biết: “Tôi rất lo lắng vì tôi từng trải qua vụ như thế này. Tôi mong lần này mình sẽ không phải sơ tán quá lâu. Vào năm 1963, tôi đã phải sơ tán trong 4 tháng”.

Ký ức kinh hoàng về vụ phun trào 54 năm trước khiến nhiều người dân Bali đã nhanh chóng sơ tán - Ảnh: Reuters

“Đất nước vạn đảo” Indonesia nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo vỏ trái đất tiếp xúc kéo theo nhiều hoạt động địa chấn tại đây. Nước này hiện có hơn 120 núi lửa còn hoạt động.

Năm ngoái, đã có 7 người thiệt mạng trong vụ phun trào của núi lửa Sinabung ở đảo Sumatra. Núi lửa này cũng từng phun trào trong năm 2014, cướpđi sinh mạng của 16 người.

Cẩm Bình (theo Express, Channel News Asia)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Núi lửa Agung ở Indonesia sắp phun trào dung nham