Nước tiểu có nhiều bọt là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhận mà mọi người cần phải lưu tâm để bảo vệ cho sức khỏe của 2 quả thận. Hãy chú ý quan sát tình trạng nước tiểu có bọt thường xuyên vào buổi sáng và buổi tối.

Nước tiểu có bọt: dấu hiệu bệnh thận?

22/11/2014, 22:45

Nước tiểu có nhiều bọt là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhận mà mọi người cần phải lưu tâm để bảo vệ cho sức khỏe của 2 quả thận. Hãy chú ý quan sát tình trạng nước tiểu có bọt thường xuyên vào buổi sáng và buổi tối.

Bình thường nước tiểu có màu trắng trong và ít bọt. Nếu có bợn trắng, nhiều bọt, có mùi hôi. Đây là các dấu hiệu đầu tiên báo động cho tình trạng không tốt của chức năng thận…

Triệu chứng và nguyên nhân

Có thể do mất nước nhẹ, xảy ra khi cơ thể bị thiếu nước. Uống đủ lượng nước có thể giúp giảm bong bóng trong nước tiểu. Người bị bệnh tiểu đường nên lưu ý phải đảm bảo uống đủ nước. Do mức độ cao của đường trong máu gây ra lượng đường dư thừa được loại bỏ trong nước tiểu. Điều này dẫn đến thận phải sản xuất nhiều nước tiểu, có nghĩa rằng nước trong cơ thể bị mất nhiều dẫn đến mất nước. Để bù lại thì cần phải uống đủ nước ở người bị tiểu đường.

Mang thai đi tiểu nhiều bọt là do thận tăng hoạt động, tăng, tính thấm của cầu thận. Điều này dẫn đến có protein trong nước tiểu gây ra các bọt bong bóng và hôi nhẹ. Nhưng nếu nhiều quá và kéo dài thì cần được bác sĩ sản khoa tư vấn và thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Sự hiện diện của các bong bóng trong nước tiểu cũng có thể là nguy cơ của tiền sản giật. Tình trạng này gây ra sự hiện diện của protein trong nước tiểu tạo thành bong bóng.

Thường vào buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng có thể đi tiểu ra bọt do nước tiểu bị “tập trung” nhiều làm hình thành bong bóng. Nhưng phải lưu ý nếu tiểu bọt xảy ra quá thường xuyên thì không thể chủ quan bỏ qua triệu chứng này.

Một nguyên nhân nữa gây tiểu bọt là do số lượng bất thường của protein trong nước tiểu. Đây là một dấu hiệu của bệnh thận vì thận bị “lỗi” nên đã “cho phép” việc thông qua protein từ máu vào nước tiểu. Tình trạng này cũng là do tiêu hóa quá nhiều chất đạm. Những người bị cao huyết áp, bệnh tiểu đường, trên 65 tuổi, béo phì… là có nguy cơ cao bị tình trạng phát triển protein niệu.

Các nguyên nhân khác như do chấn thương dẫn đến nhiễm trùng, do sử dụng thuốc, do rối loạn của hệ miễn dịch… cũng có thể dẫn đến tình trạng protein niệu.

nuoc tieu co bot
Tình trạng nước tiểu có bọt kéo dài có thể dẫn đến suy thận

Điều trị

Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra nhiễm trùng và các loại nhiễm trùng. Thuốc thông thường bao gồm thuốc kháng sinh, kháng virus, kháng nấm cũng như các thuốc chống ký sinh trùng. Trong một số trường hợp, bắt buộc cần phải phẫu thuật (như bị dò bang quang; thường gặp ở nam giới).

Tốt nhất là khi phát hiện nước tiểu có bọt thường xuyên thì nên đi khám bác sĩ ngay vì chữa trị sớm là một lợi thế lớn trong các bệnh về đường tiết niệu, để ngăn chặn tình trạng suy thận. Chữa trị sớm còn giúp theo dõi lượng đường trong máu của bạn nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường, cũng như kiểm soát được huyết áp của bạn…

BS Trương Hiếu Nghĩa (Phòng khám đa khoa Eurovie)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước tiểu có bọt: dấu hiệu bệnh thận?