Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh tật và chết chóc trên thế giới ngày nay, tước đi sinh mạng của khoảng 9 triệu người mỗi năm kể từ năm 2015.

Ô nhiễm khiến 9 triệu người tử vong mỗi năm, châu Phi bị ảnh hưởng nặng nhất

Đan Thuỳ | 18/05/2022, 11:01

Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh tật và chết chóc trên thế giới ngày nay, tước đi sinh mạng của khoảng 9 triệu người mỗi năm kể từ năm 2015.

Ô nhiễm không khí từ các quá trình công nghiệp cùng với đô thị hóa đã làm tăng 7% số ca tử vong do ô nhiễm từ năm 2015 - 2019, theo phân tích dữ liệu của các nhà khoa học về mức độ ô nhiễm và tử vong toàn cầu.

Bản báo cáo do tổ chức The Lancet từng đưa ra cho biết số người chết trên thế giới vào năm 2015 đều có liên quan tới một số dạng ô nhiễm là nước, không khí, đất, chất hóa học và ô nhiễm do nghề nghiệp. 

anh-chup-man-hinh-2022-05-18-luc-09.20.50.png
 

Richard Fuller, đồng tác giả nghiên cứu và là người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu Pure Earth cho biết: "Chúng ta giống như đang ngồi trong một chiếc nồi hầm và từ từ bốc cháy. Không giống như biến đổi khí hậu, sốt rét hay HIV, chúng ta không tập trung nhiều vào vấn đề ô nhiễm môi trường". 

Một nghiên cứu trước đây được công bố vào năm 2017 cũng ước tính số người chết do ô nhiễm môi trường vào khoảng 9 triệu người mỗi năm - tức cứ 6 người thiệt mạng thì có 1 người chết do ô nhiễm. Chi phí tài chính cho các vấn đề phúc lợi liên quan đến ô nhiễm cũng rất lớn, vào khoảng 4,6 nghìn tỉ USD mỗi năm, tương đương 6,2% nền kinh tế toàn cầu. Điều này làm cho ô nhiễm ngang bằng với thuốc lá về tỷ lệ tử vong trên toàn cầu. Còn đại dịch COVID-19 đã cướp đi khoảng 6,7 triệu sinh mạng trên toàn cầu kể từ khi bùng phát. 

Với nghiên cứu gần đây nhất được công bố trên tạp chí trực tuyến Lancet Planetary Health, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu năm 2019 từ Gánh nặng bệnh tật toàn cầu, một nghiên cứu đang diễn ra của Đại học Washington (Mỹ) nhằm đánh giá mức độ phơi nhiễm ô nhiễm tổng thể và tính toán nguy cơ tử vong.

Phân tích mới đã xem xét cụ thể hơn các nguyên nhân gây ô nhiễm khi tách các chất ô nhiễm truyền thống như nước nhiễm bẩn và nấu ăn bằng củi khỏi các chất ô nhiễm hiện đại gồm ô nhiễm không khí công nghiệp và hóa chất độc hại. 

Tử vong do các chất ô nhiễm truyền thống đang giảm trên toàn cầu. Nhưng chúng vẫn là một vấn đề lớn ở châu Phi và một số nước đang phát triển khác. Nước, đất và không khí trong nhà bị ô nhiễm đã khiến các nước Chad, Cộng hòa Trung Phi và Nigeria trở thành 3 quốc gia có số người chết liên quan đến ô nhiễm nhiều nhất, theo dữ liệu điều chỉnh dân số.

anh-chup-man-hinh-2022-05-18-luc-09.20.43.png

Các hoạt động của chính phủ nhằm cắt giảm ô nhiễm không khí trong nhà và cải thiện điều kiện vệ sinh đã giúp hạn chế mức tử vong ở một số nơi. Ở Ethiopia và Nigeria, những nỗ lực này đã khiến số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm giảm 2/3 từ năm 2000 - 2019. Trong khi đó, chính phủ Ấn Độ vào năm 2016 đã bắt đầu đề nghị thay thế bếp đốt củi bằng bếp gas.

Đồng tác giả Rachael Kupka, Giám đốc điều hành của Liên minh Toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm, có trụ sở tại New York (Mỹ), cho biết số người tử vong do tiếp xúc với các chất ô nhiễm hiện đại như kim loại nặng, hóa chất nông nghiệp và nhiên liệu hóa thạch đang "tăng vọt" khi tăng 66% kể từ năm 2000. 

Các tác giả cho biết khi đề cập đến ô nhiễm không khí ngoài trời, một số thành phố lớn đã đạt ở ngưỡng cao, bao gồm Bangkok (Thái Lan), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Mexico City (Mexico). Song ở các thành phố nhỏ hơn, mức độ ô nhiễm tiếp tục tăng cao.

Nghiên cứu đưa ra danh sách 10 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các ca tử vong liên quan đến ô nhiễm, dựa trên những phát hiện của họ về tỷ lệ tử vong được điều chỉnh theo dân số: 1. Chad; 2. Cộng hòa Trung Phi; 3. Nigeria; 4. Quần đảo Solomon; 5. Somalia; 6. Nam Phi; 7. Triều Tiên; 8. Lesotho; 9. Bulgaria; 10. Burkina Faso.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
3 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ô nhiễm khiến 9 triệu người tử vong mỗi năm, châu Phi bị ảnh hưởng nặng nhất