Quá trình đô thị hóa nhanh kéo theo các hoạt động xây dựng cùng với sự gia tăng dân số cơ học, số lượng phương tiện cơ giới tăng mạnh... đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí, nhất là bụi và tiếng ồn.

Ô nhiễm không khí: Vấn nạn của sự đô thị hóa

Thu Anh | 09/08/2016, 12:57

Quá trình đô thị hóa nhanh kéo theo các hoạt động xây dựng cùng với sự gia tăng dân số cơ học, số lượng phương tiện cơ giới tăng mạnh... đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí, nhất là bụi và tiếng ồn.

Theo các nhà khoa học nghiên cứu, các khí gây ô nhiễm chính như SO2, CO2… sẽ gây ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, tổn hại đến tim mạch, kích thích mạnh đối với mắt, da và các màng cơ, niêm mạc, đường khí quản. Đối với trẻ em, những chất trên khiến trẻ dễ bị hen suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, ung thư và các dị tật bẩm sinh…

Đồng thời, ô nhiễm không khí cũng là tác nhân chính dẫn đến sự nóng lên toàn cầu, hiện tượng phú dưỡng hóa, suy giảm tầng ô zôn, mất cân bằng sinh thái… Nhưng cũng không thể phủ nhận được rằng quá trình đô thị hóa nhanh kéo theo các hoạt động xây dựng cùng với sự gia tăng dân số cơ học, số lượng phương tiện cơ giới tăng mạnh... đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí, nhất là bụi và tiếng ồn.

Theo thông tin từ Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, chỉ tiêu benzene có xu hướng tăng dần qua các năm do việc gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng) đặc biệt là sự gia tăng phương tiện giao thông. Điều đó đồng nghĩa với việc lượng phát thải khí độc nguy hiểm này được coi là tác nhân chính gây ra ô nhiễm không khí tại Việt Nam.

Bên cạnh giao thông, sinh hoạt gia đình với hình thức đun nấu bằng than, củi; xây dựng, hoạt động của các khu công nghiệp cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nếu ở Hà Nội, dùng bếp than tổ ong để đun nấu với lượng tiêu thụ trung bình 2kg than/ngày, tức 50-60kg than/tháng thì lượng khí thải của tất cả những gia đình sử dụng hình thức đun nấu này, tuy không nhiều nhưng cũng góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay.

Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, ông Đặng Dương Bình (Trưởng phòng quản lý môi trường- khí tượng và thủy văn của Sở Tài nguyên- Môi trường và Nhà đất Hà Nội) cho biết, điều cần thiết là phải cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị của thành phố. Trong đó ưu tiên phát triển giao thông công cộng, tăng tỉtrọng phương tiện giao thông công cộng từ 6% lên 30% với nhiều loại hình: xe buýt, tàu điện trên cao, đồng thời tìm cách tăng tính hấp dẫn, tiện lợi như sử dụng vé từ, xây dựng lộ trình hợp lý.Tuy nhiên, biện pháp này còn hạn chế trong cải tạo thiết bị và chất lượng nhiên liệu bởi điều kiện kinh tế còn thấp, nhiên liệu vẫn phải nhập khẩu.

Đối với khu công nghiệp mới, ông Bình cho rằng biện pháp chủ yếu là cho đầu tư xây dựng những ngành sản xuất sạch hoặc ít phát sinh chất thải; khuyến khích áp dụng công nghệ thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường.

Để giảm thiểu và quản lý chặt chẽ chất lượng không khí, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 985a/ QĐ – TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí (CLKK) mục tiêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần đưa ra những mục tiêu cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ khói bụi.

Cụ thể, đến năm 2020, kế hoạch đề ra phải bảo đảm 80% các cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học xử lý bụi và các khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 90% cơ sở sản xuất nhiệt điện, 80% cơ sở sản xuất xi măng, 70% cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục với các thông số theo quy chuẩn. Kiểm kê khí thải cho 90% cơ sở sản xuất nhiệt điện, 80% cơ sở sản xuất xi măng, 70% cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học.

Vì vậy, Quyết định nhấn mạnh việc tập trung kiểm soát bụi trong quá trình thi công, vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải tại các công trường xây dựng; đầu tư, thực hiện đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm hạn chế phát sinh khí thải; tiếp tục đầu tư xây dựng, lắp đặt, vận hành các hệ thống thiết bị xử lý khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không khí.

Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ quan trọng được kế hoạch đề ra đó là việc phòng ngừa, giảm thiểu phát thải khí thải. Đồng thời, tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhiên liệu sinh học và đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng sử dụng nhiên liệu sinh học.

Nhìn chung, quản lý chất lượng không khí là một chương trình liên tục, lâu dài, liên quan tới cộng đồng và phải áp dụng nhiều giải pháp tổng hợp về truyền thông, cơ chế chính sách, cải tiến công nghệ, quy hoạch. Vấn đề này đòi hỏi phải huy động toàn bộ cộng đồng tham gia và phải được xem xét một cách hài hoà, gắn kết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Thu Anh

Bài liên quan
Miền Bắc sắp có đợt không khí lạnh
Dự báo thời tiết ngày 16.11, Bắc Bộ sáng sớm sương mù, ngày nắng nóng đến 33 độ C, nhưng đêm và sáng sớm trời se lạnh. Từ ngày 17 - 18.11, khả năng có đợt không khí lạnh tăng cường.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ô nhiễm không khí: Vấn nạn của sự đô thị hóa