Liên quan đến văn bản của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT-DL) yêu cầu chấn chỉnh nội dung quảng cáo có sử dụng cụm từ “Mở lon Việt Nam”, Công ty TNHH Coca - Cola Việt Nam đã có thư gửi phúc đáp Bộ VHTT-DL.

Ồn ào cụm từ ‘Mở lon Việt Nam’: Coca - Cola Việt Nam lên tiếng

Tiểu Vũ | 30/06/2019, 17:52

Liên quan đến văn bản của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT-DL) yêu cầu chấn chỉnh nội dung quảng cáo có sử dụng cụm từ “Mở lon Việt Nam”, Công ty TNHH Coca - Cola Việt Nam đã có thư gửi phúc đáp Bộ VHTT-DL.

Theo thư phúc đáp của Coca - Cola Việt Nam thì chương trình khuyến mãi với thông điệp ban đầu được thiết kế chỉ nhằm đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách thức xem mã khuyến mãi dưới nắp khoensản phẩm Coca - Colavà đã không xét đến các yếu tố ngữ văn khác trong cụm từ.

Công ty Coca - Cola Việt Nam chấp nhận ý kiến chỉ đạo của Cục Văn hóa cơ sở và đã nhanh chóng làm việc cùng các bộ phận liên quan để có sự điều chỉnh phù hợp, nhanh chóng, đảm bảo tính tuân thủ cao trong các nội dung quảng cáo sản phẩm của mình.

Cụ thể, ngay sau khi nhận được công văn từ Cục Văn hóa cơ sở vào ngày 22.6, Công ty đã nhanh chóng thay đổi cụm từ “Mở lon Việt Nam” thành “Cơ hội trúng vàng mỗi ngày” cho chương trình khuyến mãi củasản phẩm Coca - Cola Việt Nam trên truyền hình và các phương tiện quảng cáo khác.

Theo Coca - Cola Việt Nam, hiệnquy trình thay đổi nội dung quảng cáo đang diễnnhanh chóng, toàn bộ nội dung quảngcáo trên tất cả các kênh truyền hình, kỹ thuật số và 70% bảng hiệu quảng cáo ngoài trời đã được cập nhật nội dung mới. Quy trình vẫn đang diễn ra nhằm đảm bảo sự thay đổi sẽ hoàn tất trong tuần đầu tháng 7. 2019.

“Một lần nữa, Công ty cam kết luôn tuân thủ gắt gao với các quy định về sản xuất, kinh doanh và pháp lý được quy định bởi Việt Nam. Công ty đồng thời đã có công văn chính thức gửi đến Cục Văn hóa cơ sở báo cáo các nỗ lực của công ty trong việc tuân thủ cao các chỉ đạo từ cơ quan quản lý”, Cty Coca - Cola Việt Nam viết

Trước đó, ngày 22.6 Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT-DL) có công văn số 409/VHCS-QLHĐQC gửi các Sở VHTT-DL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Đài Truyền hình, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và văn bản số 411/VHCS-QLHĐQC gửi Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đề nghị chấn chỉnh hoạt động quảng cáo của sản phẩm Coca-Cola vì cho rằng nhãn hàng có dấu hiệu vi phạm quảng cáo.

Biển quảng cáoCoca-Cola (đã được che phủ) tại ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai - Cách Mạng Tháng Tám (TP.HCM) tối 29.6 - Ảnh: Khả Hòa

Các văn bản nói trêncủa Cục Văn hóa cơ sởsau đó đãgây nên nhiều tranh cãi nhiều chiều trong dư luận.Dư luận cho rằng dòng chữ "Mở lon Việt Nam" trên sản phẩm Coca-Cola là bình thường không có dấu hiệu vi phạm thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

Cuộc tranh cãi lại tiếp tục nóng lên khi bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VHT-DL cho rằng từ “Lon Việt Nam” có rất nhiều vấn đề vì “hãy giả sử người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó”.

Sau phát ngôn của bà Ninh Thị Thu Hương, các chuyên gia ngôn ngữ Việt Nam cũng “vào cuộc” phân tích mổ xẻ cụm từ "Mở lon Việt Nam” ở nhiều góc độ khác nhau. Các chuyên gia ngôn ngữcho rằng việc bà Hương Cuch trưởnglấy lý do từ “lon” có thể bị thêm dấu, mũ vào thành chữ mang nghĩa xấu là kiểu suy luận nguy hiểm. Theo các nhà ngôn ngữ họcthìcụm từ "Mở lon Việt Nam" là một cụm từ hoàn toàn có nghĩa, và nghĩa của nó rất bình thường.

"Về mặt ngôn ngữ, nếu không dùng "lon", họ phải dùng từ gì? Trên thực tế, họ có thể dùng từ "hộp" để thay thế nhưng từ này không phù hợp nghĩa hoàn toàn và "lon" cũng phổ biến hơn", PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam nói.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo
18 phút trước Khoa học - công nghệ
Ngày 21.4 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Sáng tạo và đổi mới sáng tạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ồn ào cụm từ ‘Mở lon Việt Nam’: Coca - Cola Việt Nam lên tiếng