Tỷ phú Bernard Arnault, ông chủ tịch tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH của Pháp đã mạnh tay chi hơn 16 tỷ USD để mua lại hãng trang sức Tiffany của Mỹ.

Ông chủ Louis Vuitton mạnh tay chi hơn 16 tỷ đô mua hãng trang sức Mỹ

26/11/2019, 09:58

Tỷ phú Bernard Arnault, ông chủ tịch tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH của Pháp đã mạnh tay chi hơn 16 tỷ USD để mua lại hãng trang sức Tiffany của Mỹ.

Theo thỏa thuận, LMVH mua Tiffany với giá 135 USD mỗi cổ phiếu, trả bằng tiền mặt, tương đương 16,3 tỷ USD.

Hội đồng quản trị của cả hai công ty đều đã phê duyệt đề xuất hôm 24.11. Đây là thương vụ thâu tóm hàng thời trang xa xỉ lớn nhất từ trước đến nay, nâng cao vị thế của tập đoàn Pháp trong lĩnh vực trang sức và có thêm cơ hội tiếp cận người mua sắm các thị trường khác như Mỹ và châu Á.

Theo hãng tư vấn Bain & Co, trang sức là một trong những mảng phát đạt nhất trong ngành hàng xa xỉ năm 2018. Năm ngoái, thị trường trang sức toàn cầu có quy mô 20 tỷ USD.

Tiffany là thương hiệu trang sức nổi tiếng toàn cầu có tuổi đời 182 năm chuyên cung cấp đồ cưới và trang sức, từ món trang sức bình dân giá 165 USD đến chuỗi kim cương hàng tỷ đồng... Doanh thu của công ty chủ yếu đến từ thị trường châu Mỹ (44%) và châu Á (43%), phần còn lại ở thị trường châu Âu. Thương hiệu có 300 cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu. Trong giai đoạn từ 2015 – 2017, công ty gặp khó khăn, doanh thu và lợi nhuận đi xuống, sau đó mới bật lên lại vào năm 2018. Hãng này cũng đã mở rộng sang Trung Quốc, nhưng doanh số cũng sụt giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân, trong đó có chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Trong khi đó, LVMH là tập đoàn xa xỉ có trụ sở tại Pháp sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton, Bulgari, Christian Dior hay Dom Perignon Champagne, Fendi, TAG Heuer, Rimowa... với doanh thu hằng năm 50 tỷ USD. LVMH được kiểm soát và lãnh đạo bởi tỷ phú Bernard Arnault, người giàu nhất nước Pháp. Mặc sở hữu 75 thương hiệu xa xỉ nhưng trong lĩnh vực trang sức và mỹ phẩm LVMH nhưng vẫn chưa có vị thế như mong muốn. Việc mua lại Tiffany sẽ giúp LVMH tăng hiện diện trong mảng trang sức, kim cương và đồ cưới.

"Tiffany rất có ý nghĩa đối với LVMH vì sức hấp dẫn thương hiệu này trong ngành trang sức - mặt hàng xa xỉ mà tập đoàn có ít thương hiệu nhất", một chuyên gia của RBC Europe nhận định.

Theo kế hoạch, sau khi thương vụ hoàn tất, LVMH sẽ để hai thương hiệu trang sức Bulgari và Tiffany hoạt động độc lập.

Nhật Hạ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông chủ Louis Vuitton mạnh tay chi hơn 16 tỷ đô mua hãng trang sức Mỹ