Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng các bị cáo tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và "Tham ô tài sản” tiếp tục với phần xét hỏi. Sáng 9.1, HĐXX dành thời gian để thẩm vấn ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.

Ông Đinh La Thăng bào chữa việc chỉ định thầu cho PVC

Thu Anh | 09/01/2018, 11:23

Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng các bị cáo tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và "Tham ô tài sản” tiếp tục với phần xét hỏi. Sáng 9.1, HĐXX dành thời gian để thẩm vấn ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.

Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội bắt đầu xét hỏi ông Đinh La Thăng về lý do chỉ định thầu cho PVC. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh được cảnh sát hỗ trợ tư pháp đưa sang phòng cách ly trong khi ông Thăng trả lời Tòa.Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện dự án nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV PVN) có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

Theo Tiền Phong, khi được Hội đồng xét xử (HĐXX) hỏi về việc tại sao lại chỉ định PVC làm tổng thầu, bị cáo Đinh La Thăng cho biết, Hội đồng thành viên làm việc, có các ban ngành giúp việc, các ban ngành đều báo cáo PVC có đủ năng lực. Căn cứ báo cáo của chủ đầu tư, của Tổng giám đốc nên ông Đinh La Thăng quyết định giao cho PVC làm tổng thầu theo đúng quy định.

Lý giải vì sao trong nghị quyết đã nêu PVC là tổng thầu liên doanh nhưng tại một công văn khác lại chuyển đổi thành chỉ có PVC được chỉ định thầu, bị cáo Đinh La Thăng trình bày: “Thầu và liên doanh tổng thầu có những điểm khác nhau, đối với liên doanh tổng thầu vẫn do PVC làm chủ nhưng phần của nước ngoài thì do nước ngoài làm. Căn cứ vào quá trình thực tế trước đó đã từng liên kết nhưng không đảm bảo, nên tôi quyết định giao cho PVC làm tổng thầu”.

Theo tường thuật của báo Tuổi trẻ tại phiên tòa, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã xét hỏi bị cáo Đinh La Thăng về việc chỉ định thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cho PVC, khi năng lực của doanh nghiệp này rất yếu kém.

Trả lời câu hỏi có nắm được năng lực tài chính và kinh nghiệm của PVC không mà lại chỉ định thầu cho đơn vị này, ông Đinh La Thăng khẳng định trong kết luận của Bộ Chính trị về tiến độ phát triển của PVN, cómong muốn phát triển PVN thành tập đoàn kinh tế mạnh.

Bởi vậy, việc triển khai nghị quyết của Bộ Chính trị là để phát triển kinh tế, Chính phủ cho phép PVN chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên.

.Ông Thăng giải thích, Chính phủ chỉ đạo khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình sớm nhưng bị cáo thấy thực hiện liên doanh tổng thầu mất thời gian, còn tổng thầu sẽ nhanh hơn. Trong hoàn cảnh cấp bách đó ông đã "xin Chính phủ cho PVC là tổng thầu.

Đến phần khai báo trước tòa của mình,bị cáo Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT PVC cho biết nhiệm vụ của bị cáo là chỉ đạo đơn vị triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Tổng công ty, cũng như tổ chức đại hội cổ đông thường niên. Bổ nhiệm từ cấp trưởng phòng trở lên.

Theo bị cáo Trịnh Xuân Thanh, thời điểm năm 2011, theo báo cáo kiểm toán, PVC lên sàn từ năm 2009; từ 2009 – 2011, PVC vẫn có lãi nhưng đã tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ. Mức vốn đầu tư vào các công ty con tại thời điểm năm 2011 vượt so với vốn điều lệ 2.500 tỉ đồng của PVC. Cụ thể là trên 3.000 tỉ đồng. Lý do là thực hiện quyết định tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ, PVC là một trong 5 ngành nghề chính của PVN thực hiện dịch vụ thi công xây lắp, PVN chuyển một số đơn vị như bất động sản của PVFC, PV Power… về PVC.

Về các khoản vốn, Trịnh Xuân Thanh khai: “Trước đó PVC chỉ vay vốn để sản xuất kinh doanh, sau khi chuyển về thì Tập đoàn PVN đã quyết định cho PVC được vay tiền ở OceanBank. Tập đoàn cũng quyết định khi tăng vốn điều lệ năm 2011 lên 4.500 tỉ đồng, như vậy PVN đã duyệt kế hoạch tăng vốn này, trong đó có nguồn tiền để trả nợ, nhưng vì không thực hiện được tăng vốn theo lộ trình nên dẫn đến việc số tiền đầu tư vượt trội”.

Cũng theo lời khai của Trịnh Xuân Thanh trong phiên xử sáng nay, PVC vay OceanBank hơn 700 tỉ đồng, các khoản nợ khác cộng lại khoảng hơn 1.000 tỉ đồng. Và PVC là đơn vị thi công, mặc dù biết là không có đủ năng lực làm tổng thầu EPC nhưng tại thời điểm đó cả nước chỉ có Lilama và PVC may ra có khả năng làm tổng thầu.

“PVN và anh Thăng mong muốn đẩy nhanh tiến độ Nhiệt điện Thái Bình 2 nên chỉ đạo tìm kiếm đối tác nước ngoài liên danh với PVC làm tổng thầu. Bản chất của vấn đề là PVC thuê các chuyên gia nước ngoài thực hiện dự án”, bị cáo Thanh trình bày.

Tuy nhiên, cũng theo lời khai của Trịnh Xuân Thanh, khi PVC mất cân đối, một đơn vị xây lắp nhận được một dự án là điều rất tốt, vừa có công ăn việc làm lại vừa có thêm kinh nghiệm. Mặc dù bị cáo biết đây là dự án lớn, năng lực của PVC có thể chưa thể đảm đương được nhưng PVC có chỉ đạo thuê tư vấn nước ngoài. Tại thời điểm đó những công trình PVN giao cho PVC làm đều rất thuận lợi. Khi triển khai đều phải có tiền, có kế hoạch rõ ràng, gần như thanh toán rất tốt. Cho nên thuận lợi nhiều hơn khó khăn.

Về dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, khi PVC được giao dự án, bị cáo Thanh đã phân công cấp dưới phụ trách hợp đồng số 33. PVN yêu cầu khởi công trong quý 1/2011 nhưng thời gian rất ngắn nên không kịp. Trong các phiên họp với PVN, bị cáo nhớ là lãnh đạo PVN vẫn quyết định khởi công đúng kế hoạch. Những hồ sơ giấy tờ chưa hoàn thiện thì bổ sung sau. Với tinh thần đó, PVC đề xuất tháng 4-5.2011 là nhanh nhất mới có thể hoàn thiện hồ sơ, nhưng Tập đoàn vẫn quyết định khởi công và PVC đã triển khai.

Xuất hiện trên bục trả lời cuối chiều 8.1, bị cáo Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính – kế toán Tập đoàn Dầu khí khai các lần ông này đề xuất chuyển tiền đều thực hiện theo yêu cầu của nguyên Phó tổng giám đốc Nguyễn Xuân Sơn. Theo ông Quỳnh, lúc đó Chủ tịch PVN Đinh La Thăng đang nóng giận với việc chuyển tiền tạm ứng cho PVC nên phải làm ngay, quá trình thực hiện có thể bổ sung, sửa đổi.

“Bị cáo chỉ căn cứ điều 3.2 của hợp đồng, tạm ứng cho nhà thầu 6% giá trị hợp đồng”, Quỳnh giải thích và cho biết khi đề cập đến việc hợp đồng EPC có thiếu sót, ông cũng nhận được câu trả lời từ Nguyễn Xuân Sơn rằng tiếp tục điều chỉnh khi thực hiện.

Thời điểm tham mưu, đề xuất tạm ứng cho công ty của Trịnh Xuân Thanh, ông Quỳnh nói bản thân không nhận thức được việc này là sai trái. Sau này khi đoàn kiểm tra của Tập đoàn Dầu khí phát hiện sự việc, bị cáonày mới nhận ra sai phạm nghiêm trọng.

Nhã Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Đinh La Thăng bào chữa việc chỉ định thầu cho PVC