Theo lời khai của bị cáo Đinh La Thăng tại tòa, trách nhiệm đối với HĐ 33 là ở PVPower, không liên quan đến bị cáo do ông chưa nhận được bất kỳ văn bản nào nói về HĐ 33 không có hiệu lực cũng như chưa có văn bản nào nói năng lực của PVC là yếu kém.

Ông Đinh La Thăng: Trách nhiệm về hợp đồng 33 là của PVPower

Thu Anh | 09/05/2018, 12:05

Theo lời khai của bị cáo Đinh La Thăng tại tòa, trách nhiệm đối với HĐ 33 là ở PVPower, không liên quan đến bị cáo do ông chưa nhận được bất kỳ văn bản nào nói về HĐ 33 không có hiệu lực cũng như chưa có văn bản nào nói năng lực của PVC là yếu kém.

Sáng 9.5 HĐXX TAND cấp cao tại Hà Nội tiếp tục tiến hành xét hỏi các bị cáo trong phiên xử Đinh La Thăng cùng đồng phạm vềnhững sai phạm tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Theo đó, bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐT/HĐTV PVN) kháng cáo vì cho rằng bị cáo không phạm tội “Cố ý làm trái” như cấp sơ thẩm đã quy kết vì thấy việc thẩm tra chứng cứ tại phiên tòa cũng như ý kiến luật sư không được HĐXX xem xét thấu đáo.

Theo bị cáo Thăng, HĐXX cấp sơ thẩm đã không đặt dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 trong tổng thể nhiệm vụ chính trị của PVN trong bối cảnh PVN phát huy nội lực, kinh doanh đa ngành và Thủ tướng đã đồng ý cho phép chỉ định thầu từ năm 2006. Tháng 2.2009, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cho PVN được chỉ định đối với các dự án đầu tư của PVN và đơn vị thành viên. Dự án này được hưởng cơ chế đặc thù vừa thiết kế, vừa thi công.

Trả lời thẩm vấn trước tòa, bị cáo Đinh La Thăng thừa nhận trách nhiệm của người đứng đầu và thiếu kiểm tra giám sát, tuy nhiên vai trò, trách nhiệm người đứng đầu được thực hiện theo đúng chức năng quy định của tập đoàn. Dự án này đã được giao cho PVPower làm chủ đầu tư và Ban Tổng giám đốcPVN thực hiện theo đúng quy định của pháp luật khi đã phân công 3 phó tổng giám đốcthực hiện chỉ đạo.

Đánh giá năng lực tài chính của PVC, nguyên Chủ tịch PVN cho biết tại thời điểm đó, 3 năm tài chính gần nhất của PVC đều đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn hồ sơ dự thầu. Từ năm 2009 - 2011 đều làm ăn có lãi. Tháng 8.2011 dù bị cáo đã chuyển công tác nhưng khi nhận được báo cáo thì thấy hết năm 2011, PVC vẫn có lãi.

Về vấn đề chỉ định thầu, bị cáo Thăng khẳng định không sai luật khi đã được sự đồng ý của Thủ tướng, HĐTV PVN đồng ý giao PVC nhưng vẫn giám sát chặt chẽ và bị cáo chỉ đôn đốc tiến độ để triển khai thực hiện; việc ký và lựa chọn là trách nhiệm của PVPower.

Ngoài ra, bị cáo Thăng cũng cho rằng doPhó thủ tướng yêu cầu phải khởi công dự án vào quý 2/2009 nên tập đoàn phải ép tiến độ với chủ đầu tư. Tiến độ này đã thay đổi một vài lần nên dù có ép mà không thực hiện thì cũng không sao cả.

Liên quan tới Hợp đồng EPC 33 (HĐ 33) không đủ căn cứ pháp lý, thiếu rất nhiều điều khoản trong HĐ, tạm ứng sai quy định, bị cáo Thăng khẳng định trong tất cả các cuộc họp không ai nói gì về HĐ 33 chứ chưa nói đến việc HĐ này sai nguyên tắc. Trách nhiệm đối với HĐ 33 là ở PVPower, không liên quan đến bị cáo bởi chưa nhận được bất kỳ văn bản nào nói về HĐ 33 không có hiệu lực cũng như chưa có văn bản nào nói năng lực của PVC là yếu kém.

Trong phiên sơ thẩm và cả phiên phúc thẩm lần này, một lần nữa bị cáo Đinh La Thăng thừa nhận trách nhiệm của người đứng đầu khi không đôn đốc; nhưng người chịu trách nhiệm chính phải là người tạm ứng tiền.

Một trong những nội dung kháng cáo củabị cáo Đinh La Thăng là đề nghị xem xét lại trách nhiệm dân sự, đề nghị xem xét lại cách tính giá trị thiệt hại bởi tiền PVN chuyển cho BQL là từ tài khoản thanh toán nên tính lãi suất thiệt hại phải từ thời điểm thanh toán do doanh nghiệp nhà nước không được mang tiền đi gửi.

Trước đó, cấp sơ thẩm nhận định: Trong hành vi “Cố ý làm trái” xảy ra tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng là người có vai trò quyết định từ việc chỉ định thầu, ký kết Hợp đồng EPC không đủ điều kiện, tạm ứng thực hiện hợp đồng trái quy định, tạo tiền đề để bị cáo Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo và quyết định việc sử dụng tiền tạm ứng thực hiện hợp đồng trái mục đích. Chính bị cáo Đinh La Thăng là người chỉ đạo, thúc ép các bị cáo cấp dưới phải thực hiện các hành vi trái pháp luật theo yêu cầu của bị cáo

Tại phiên tòa và tại cơ quan điều tra, bị cáo cơ bản thừa nhận hành vi phạm tội, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, căn cứ tính chất mức độ hành vi phạm tội cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của bị cáo, HĐXX thấy có thể xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo và áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ và làm công việc trong thời gian nhất định.

Vì vậy, HĐXX cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù về tội “Cố ý làm trái” và buộc bị cáo phải bồi thường 30 tỉ đồng cho PVN.

Nhã Thanh

Vụ Nhiệt điện Thái Bình 2: Ông Phùng Đình Thực xin được tiếp tục nghiên cứu khoa học

Vụ án Nhiệt điện Thái Bình 2: Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh khai bị cấp trên thúc ép

Vụ án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2: Sai phạm xoay quanh hợp đồng 33

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
7 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Đinh La Thăng: Trách nhiệm về hợp đồng 33 là của PVPower