Ngày 18.9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện Nghị định 81/2015 về việc các tập đoàn, tổng công ty phải công bố thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh theo định kỳ quý/năm.

'Ông lớn' nhà nước cố tình ‘phớt lờ’ công bố thông tin, Bộ KH&ĐT báo cáo Chính phủ

Trí Lâm | 19/09/2016, 11:05

Ngày 18.9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện Nghị định 81/2015 về việc các tập đoàn, tổng công ty phải công bố thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh theo định kỳ quý/năm.

Theo đó, cả nước có 432 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có nghĩa vụ công bố thông tin, nhưng chỉ có 110 đơn vị thực hiện. Thời hạn công bố báo cáo tài chính năm 2015 là vào tháng5.2016, đến nay mới có 44 doanh nghiệp thực hiện.

Đặc biệt, một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam… cũng rơi vào danh sách chưa thực hiện công bố công khai bất cứ một nội dung nào về công bố thông tin theo quy định.

Bên cạnh đó, theo Bộ Kế hoạch đầu tư, Đài truyền hình Việt Nam – VTV và Đài tiếng nói Việt Nam – VOV, các doanh nghiệp, ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước nắm giữ 100% vốn như Agribank, Bảo hiểm tiền gửi, VAMC và các ngân hàng 0 đồng như Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Đại Dương và Ngân hàng Dầu khí toàn cầu cũng là những cái tên trong diện phải công bố nhưng chưa có thông tin nào được công bố.

Sau khi Bộ Kế hoạch đầu tư công bố danh sách chậm công bố thông tin, một loạt doanh nghiệp lớn như PVN, Vintaba, Vinacafe, Tổng Công ty Sông Đà hiện đã công bố báo cáo tài chính của năm.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, luật sư Kiều Anh Vũ – Văn phòng luật sưLê Nguyễn cho rằng, để hướng đến sự công khai, minh bạch và tăng cường giám sát hoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước, tài sản của DNNN, pháp luật cũng đã cõ những quy định ràng buộc và nghĩa vụ, trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể là quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định 81/2015/NĐ-CP.

Theo đó, quy định việc công bố thông tin của DNNN là nhằm bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước và của xã hội đối với doanh nghiệp nhà nước. Với hơn 30 tập đoàn, tổng công ty nhà nước "lờ"công bố thông tin, cho thấy việc tuân thủ pháp luật của các DNNN về công bố thông tin là chưa được thực hiện nghiêm túc.

Bên cạnh đó, việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật. Việc không công bố thông tin theo quy định không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà có thể là biểu hiện của sự thiếuminh bạch.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Ông lớn' nhà nước cố tình ‘phớt lờ’ công bố thông tin, Bộ KH&ĐT báo cáo Chính phủ