Yêu cầu dừng các cuộc bỏ phiếu với lý do gian lận bầu cử từ ông Trump làm suy yếu uy tín của Mỹ ở nước ngoài.

‘Ông Putin, Tập Cận Bình có thể cười nhạo Trump vì yêu cầu dừng các cuộc bỏ phiếu’

Nhân Hoàng | 05/11/2020, 15:45

Yêu cầu dừng các cuộc bỏ phiếu với lý do gian lận bầu cử từ ông Trump làm suy yếu uy tín của Mỹ ở nước ngoài.

Đầu giờ sáng 4.11, Đại sứ quán Mỹ tại Bờ Biển Ngà đã kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc gia Tây Phi này "thể hiện cam kết đối với tiến trình dân chủ và pháp quyền”. Đó là kiểu tuyên bố có sẵn mà các nhà ngoại giao Mỹ đưa ra mọi lúc liên quan đến các cuộc bầu cử trên khắp thế giới, đặc biệt là những nơi mà nền dân chủ không hoàn toàn an toàn. Thế nhưng, nó đã bị phá hoại phần nào bởi những bình luận từ Tổng thống Mỹ chỉ vài giờ trước đó.

Trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ông Donald Trump đã chống lại đối thủ Joe Biden và nói rằng "tất cả các cuộc bỏ phiếu phải dừng lại", cáo buộc đảng Dân chủ gian lận.

Trump tiếp tục nhấn mạnh những điều này trên Twitter, khiến nền tảng truyền thông xã hội gắn nhãn một số bài đăng của ông là "tranh chấp" hoặc "gây hiểu lầm".

Các cuộc tranh luận hỗn loạn và một chiến dịch xấu xí đã làm suy yếu vị thế của hệ thống dân chủ Mỹ ở nước ngoài trong năm nay, nhưng cảnh Tổng thống Trump công khai tìm cách hủy bỏ bầu cử vẫn là cú sốc với nhiều người.

Bình luận của ông Trump đã được chào đón bằng sự giật mình ở nhiều quốc gia và vui mừng ở những nước từng chỉ trích Mỹ đạo đức giả về quyền dân chủ.

Phát biểu hôm 4.11, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer cho biết Mỹ phải đối mặt với một "tình huống rất bùng nổ" và một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra. Annegret Kramp-Karrenbauer nói với đài truyền hình công cộng ZDF rằng "cuộc bầu cử này vẫn chưa được quyết định, phiếu bầu vẫn đang được đếm nhưng trận chiến về tính hợp pháp của kết quả đã bắt đầu".

Tại Vương quốc Anh, Thủ tướng Boris Johnson từ chối bình luận về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, song cựu ngoại trưởng và nhà lập pháp của đảng Bảo thủ - Jeremy Hunt nói với BBC rằng: “Một cuộc tranh luận lớn về quy trình sẽ mang lại nụ cười trên khuôn mặt Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Tận Bình, những người sẽ nhìn vào nhân dân của họ rồi nói 'Các bạn có hài lòng không khi chúng ta không có bất kỳ vụ lộn xộn như này?' và đó sẽ là một thảm họa tuyệt đối”.

“Chúng ta phải nhớ rằng danh tiếng của nền dân chủ trên toàn thế giới đang bị đe dọa ở đây”, Jeremy Hunt nói thêm.

ong-putin-tap-can-binh-co-the-cuoi-nhao-trump-vi-yeu-cau-dung-cac-cuoc-bo-phieu2.jpg
Ông Donald Trump yêu cầu dừng các cuộc bỏ phiếu và cáo buộc đảng Dân chủ gian lận dù không đưa ra bằng chứng

Trong nhiều năm, Mỹ đã giữ vai trò trọng tài với tiến trình dân chủ trên toàn thế giới, cử người theo dõi các cuộc thăm dò, ủng hộ phe đối lập với dân chủ và chỉ trích các quốc gia gian lận hoặc phá hoại cuộc bầu cử.

Trong tuần này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên án cuộc đàn áp liên tục của Trung Quốc với các quyền tự do dân chủ ở Hồng Kông. Tại Belarus, đồng minh thân cận của Nga, Mỹ không còn công nhận Alexander Lukashenko là "nhà lãnh đạo được bầu hợp pháp", sau các cuộc bầu cử căng thẳng ở Liên Xô cũ.

Ý thức về thẩm quyền đạo đức này của Mỹ đang được đặt nghi vấn ở một số nơi trên thế giới.

Sau cuộc bỏ phiếu hôm 3.11, Đài truyền hình Trung ương Nga - RT đã mô tả Mỹ là "bị vùi dập và chia rẽ", trong khi một số nhà báo Nga nhấn mạnh sự hỗn loạn tiềm tàng có thể được giải phóng bởi những bình luận của ông Trump, với bình luận rằng "vụ việc vẽ nên một bức tranh tồi tệ cho nền dân chủ Mỹ".

Ở Trung Quốc, những sai sót bị cáo buộc trong nền dân chủ Mỹ từ lâu đã được sử dụng để củng cố mô hình của chính Bắc Kinh, sự bối rối và lo ngại về cuộc bỏ phiếu hôm 3.11 cũng không khác gì.

Trong khi các nhà ngoại giao và cơ quan ngôn luận chính thức của Chính phủ Trung Quốc phần lớn giữ im lặng về kết quả và cuộc tranh cử đang diễn ra ở Mỹ, các phương tiện truyền thông được nhà nước hậu thuẫn đã nhanh chóng làm nổi bật sự khác biệt giữa vị trí lâu nay của Mỹ trong việc đưa ra tiêu chuẩn dân chủ quốc tế với những bình luận từ ông Trump.

Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm phụ của Nhân Dân nhật báo – cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng một bài viết hôm 4.11 nhắc đến"sự chia rẽ sâu sắc ở Mỹ mâu thuẫn với các giá trị dân chủ".

"Dân chủ được thực thi một cách văn minh và duyên dáng. Người thua cuộc trong các cuộc bầu cử được cho là phải giữ bình tĩnh, chấp nhận kết quả và kêu gọi những khác biệt bắc cầu để đưa đất nước tiến lên. Nhưng có vẻ như điều này không tồn tại ở Mỹ ngày nay”, nhà văn Wang Wenwen nói thêm.

Trong khi đó, Tin tức Bắc Kinh - tờ báo do đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, viết rằng: "Bất kể ai thắng cuộc bầu cử năm 2020, xã hội Mỹ sẽ không thể trở lại trạng thái trước đây vì đã bị xé nát bởi cuộc đua gần đây và thời gian Trump tại vị”.

Tổng thống Ronald Reagan đã từng nói về việc Mỹ là "ngọn hải đăng" cho những người tìm kiếm tự do và quyền dân chủ. Tuyên bố đó từ lâu đã vấp phải sự chỉ trích, đặc biệt là khi Reagan ủng hộ các nhà độc tài trong thời gian ông nắm quyền, đó vẫn là thông điệp mạnh mẽ và nâng cao tinh thần cho nhiều người. Thế nhưng, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay có thể gây ảnh hưởng lâu dài cho thông điệp này và cùng với đó là sự tin cậy từ Washington khi nói với những nước khác về cách thức hoạt động của dân chủ.

ong-putin-tap-can-binh-co-the-cuoi-nhao-trump-vi-yeu-cau-dung-cac-cuoc-bo-phieu22.jpg
Sự hỗn loạn trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay làm suy yếu uy tín của Mỹ ở nước ngoài

Hôm qua, nhiều nguồn đưa tin bang Michigan và Wisconsin đã thông báo kết quả kiểm phiếu với cú lội ngược dòng khó tin giúp Biden dẫn Trump 264-214.

Khi kiểm 94% phiếu, ông Trump vẫn hơn Biden khoảng cách khá xa (cả trăm ngàn phiếu phổ thông). Thế nhưng khi kiểm thêm thì bất thường xảy ra với hơn trăm ngàn phiếu hầu như điền tên Biden giúp ông vượt lên Trump khoảng 20.000 phiếu phổ thông ở cả Michigan và Wisconsin.

Sau đó, ông Biden được tuyên bố thắng ở Wisconsin với 20.000 phiếu phổ thông nhiều hơn. Tại bang Michigan, ông Biden được tuyên bố thắng với 70.000 phiếu phổ thông nhiều hơn. Như vậy, ông Biden đã có 264 phiếu đại cử tri, còn Trump mới được 214.

Để lật ngược tình thế, ông Trump cần thắng ở cả 4 bang Pennsylvania, Georgia, Bắc Caronilna và Nevada. Việc này khá khó khăn vì ông Biden đang dẫn trước tại bang truyền thống Nevada, còn Trump tuy dẫn trước ở Pennsylvania, Georgia, Bắc Caronilna nhưng vẫn có thể bị lật ngược tình thế từ những lá phiếu kiểm muộn như ở Wisconsin và Michigan.

Với tình thế vừa qua, dù ông Biden có đủ 270 phiếu đại cử tri thì Trump cũng sẽ khó chấp nhận kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ vì thấy những bất thường ở Wisconsin và Michigan. Đội ngũ của ông Trump đã tìm cách để hủy bỏ việc kiểm những lá phiếu muộn gửi qua bưu điện được cho thiếu minh bạch.

Sau khi bị tính thua ở Wisconsin, phe ông Trump nộp đơn kiện ở 3 bang Pennsylvania, Michigan và Georgia, đòi kiểm phiếu lại ở Wisconsin.

Bài liên quan
Hứa đăng ảnh khỏa thân nếu ông Biden thắng ở Texas, nhiều người vỡ mộng
Nhiều người dùng Twitter hứa sẽ đăng ảnh khỏa thân nếu ông Biden thắng ở Texas nhưng họ không có cơ hội làm chuyện này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Ông Putin, Tập Cận Bình có thể cười nhạo Trump vì yêu cầu dừng các cuộc bỏ phiếu’