Các chuyên gia pháp lý cho biết, Tòa án Tối cao Mỹ có thể sẽ không can thiệp vào cuộc bầu cử bất chấp lời kêu gọi của Tổng thống Trump.

Tòa án Tối cao có thể không can thiệp vào bầu cử Mỹ

Hoàng Vũ | 05/11/2020, 09:25

Các chuyên gia pháp lý cho biết, Tòa án Tối cao Mỹ có thể sẽ không can thiệp vào cuộc bầu cử bất chấp lời kêu gọi của Tổng thống Trump.

Theo Reuters, những chuyên gia pháp lý cho rằng Tòa án Tối cao Mỹ dường như đang chần chừ trước các nỗ lực của ông Trump để dừng việc kiểm đếm các lá phiếu đã nhận được trước hoặc vào ngày bầu cử. Pháp viện Mỹ chưa có bất kỳ động thái nào nhằm giải quyết tranh chấp phiếu bầu tại các bang chiến trường như Michigan và Pennsylvania.

Ông Trump đã liên tiếp để mất các bang chiến trường quan trọng như Wisconsin và Michigan, khiến Biden giành được 264 phiếu đại cử tri. Chỉ cần giành thêm 6 phiếu đại cử tri ở Nevada, nơi đang kiểm phiếu và có tỷ lệ nghiêng về ứng viên đảng Dân chủ, ông Joe Biden sẽ chắc chắn đắc cử.

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump thông báo sẽ yêu cầu Tòa án Tối cao can thiệp nhằm chống lại một quyết định của Tòa án Tối cao bang Pennsylvania cho phép kiểm phiếu sau ngày bầu cử. Các thẩm phán từ chối xúc tiến việc kháng cáo trước cuộc bầu cử nhưng họ vẫn cân nhắc liệu có nên tiếp nhận yêu cầu hay không.

Chiến dịch của Tổng thống Trump tuyên bố sẽ đệ đơn lên Tòa án Tối cao, yêu cầu chấm dứt việc kiểm phiếu qua thư ở Pennsylvania.

Ông Trump đã phản đối việc bỏ phiếu qua thư trong chiến dịch bầu cử nhưng không cung cấp bằng chứng gian lận nào, điều vốn hiếm gặp trong các cuộc bầu cử ở Mỹ.

"Đây là một vụ gian lận lớn đối với quốc gia của chúng ta. Chúng tôi muốn luật được sử dụng một cách hợp lý. Vì vậy, chúng tôi sẽ đệ trình lên Tòa án Tối cao Mỹ. Chúng tôi muốn tất cả cuộc bỏ phiếu dừng lại", ông Trump nói.

toa-an-toi-cao.jpg
Tòa án Tối cao Mỹ - Ảnh: Reuters

Chiến dịch tranh cử của ông Trump và các đảng viên Cộng hòa cũng đã nộp nhiều đơn khiếu nại ở các bang khác, bao gồm nỗ lực ngăn chặn việc kiểm phiếu ở Michigan.

Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý cho rằng dù có thể có những phản đối với các lá phiếu cụ thể hoặc các thủ tục bỏ phiếu và kiểm phiếu, nhưng vẫn chưa rõ liệu những tranh chấp như vậy có quyết định kết quả cuối cùng hay không.

Ned Foley, một chuyên gia về luật bầu cử tại Đại học bang Ohio, cho biết cuộc bầu cử hiện tại không có các yếu tố có thể tạo ra tình huống tương tự như trong cuộc đua tổng thống năm 2000 giữa George W. Bush và ứng viên đảng Dân chủ Al Gore. 

“Còn rất sớm nhưng tại thời điểm hiện tại, có vẻ như không rõ ràng việc này sẽ kết thúc như thế nào khi Tòa án Tối cao Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định”, Foley nói.

Cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều có đội quân luật sư kinh nghiệm sẵn sàng "ứng chiến". 

David Boies, người đại diện pháp lý cho ông Al Gore vào năm 2000, cho rằng không có khả năng chiến dịch Trump sẽ thành công trong nỗ lực thứ ba có thể để ngăn chặn việc kiểm phiếu.

Các chuyên gia pháp lý cũng cho biết, nếu ông Biden giành được 270 phiếu đại cử tri mà không cần đến Pennsylvania, khả năng xảy ra một cuộc chiến pháp lý ở bang đó sẽ giảm đi trong mọi trường hợp.

Steve Vladeck, giáo sư luật tại Đại học Texas cho biết: "Tôi nghĩ rằng tòa án sẽ từ chối mọi nỗ lực của tổng thống hoặc chiến dịch của ông ấy nhằm rút ngắn quy trình pháp lý thông thường".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tòa án Tối cao có thể không can thiệp vào bầu cử Mỹ