Trong vài tuần gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã liên tục đưa các đồng minh chính trị của mình vào những chức vụ cao trong đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình đưa thân tín lên cao để củng cố quyền lực

16/11/2016, 16:05

Trong vài tuần gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã liên tục đưa các đồng minh chính trị của mình vào những chức vụ cao trong đảng Cộng sản Trung Quốc.

Động thái của Chủ tịch Tập được cho là để củng cố quyền lực của ông, nhằm tiến tới được tín nhiệm tái cử nhiệm kỳ thứ 2 trong cuộc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 vào năm sau.

Trong nội bộ quan chức cấp cao Trung Quốc, những người vừa thăng tiến nhanh chóng gần đây được gọi là "Đoàn quân Chi Giang mới". "Đoàn quân Chi Giang mới" là cách nói trại của từ Chiết Giang, tỉnh đầu tàu kinh tế nằm ở phía nam Thượng Hải, nơi ông Tập làm bí thư thời kỳ 2002-2007.

Củng cố Bộ Chính trị

Theo Financial Times, việc đưa người thân tín vào trong Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc được xem là "thước đo" sức mạnh của ông Tập. Việc có nhiều thân tín trong Bộ Chính trị đối với lãnh đạo Trung Quốc còn quan trọng hơn là những yếu tố khác như tuyên truyền, tài chính, an ninh nội địa và chính sách công nghiệp.

Ông Tập có quyền bổ nhiệm một số thành viên trong Bộ Chính trị, gồm 25 thành viên. Tuy nhiên, việc đưa những đồng minh của ông vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị lại khó hơn, khi những nhân vật cấp cao này cần có nhiều quyền lực và sự ủng hộ của các phe nhóm chính trị tại Trung Quốc.

Chưa hết, các thành viên của Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc thường phải là thành viên của Bộ Chính trị ít nhất trong 5 năm.

"Ông ta có thể thử, nhưng khó mà đưa người của ông ta vào Thường vụ", Bo Zhiyue, một chuyên gia về giới chính trị Trung Quốc tại Đại học Victoria, ở Wellington, New Zealand cho biết. "Chúng ta không thấy có nhiều người (trong Bộ Chính trị khóa trước) có liên hệ với ông Tập".

Có cách khác để ông Tập tăng quyền lực, đó là giảm số lượng thành viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, cho phép ông cùng nhóm nhỏ đồng minh đáng tin cậy của ông cầm quyền.

Có thể, ông Tập sẽ cố để Thường vụ Bộ chính trị chỉ còn 5 thành viên trong nhiệm kỳ tới, hoặc tiêu cực hơn là bỏ hoàn toàn ủy ban này. Đây là một hành động được cho là phá bỏ mọi tiền lệ trước đây. Hiện Ủy ban Thường vụ chỉ có 7 thành viên, ít hơn 2 người so với thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Gương mặt thân tín sáng giá nhất của ông Tập

Cai Qi, tân Chủ tịch thành phố Bắc Kinh

Một trong những thành viên sáng giá nhất của "Đội quân Chi Giang mới" là Cai Qi, người mới được bổ nhiệm làm Chủ tịch Bắc Kinh hồi tháng 10. Trước đây, ông Cai Qi là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia của ông Tập, cơ quan được thành lập trong năm đầu tiên ông Tập nắm quyền.

Hội đồng An ninh Quốc gia là một cơ quan quyền lực bậc nhất dưới sự lãnh đạo của ông Tập, nhưng các thành viên của cơ quan lại cũng rất kín tiếng và ít tiếp xúc với các quan chức khác.

"Chúng tôi muốn được gặp họ, nhưng khó mà có sự tương tác nhiều với họ" một nhà ngoại giao cho biết về Hội đồng An ninh Quốc gia của Trung Quốc.

Việc ông Cai được bổ nhiệm làm Chủ tịch thành phố Bắc Kinh có nghĩa là ông sẽ được đề bạt làm Bí thư Bắc Kinh, vị trí cho phép ông chắc chắn trở thành một thành viên của Bộ Chính trị.

Trong vài tháng gần đây, nhiều cá nhân thân tín của ông Tập và Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng được đề bạt vào những vị trí công tác mà chắc chắn sẽ có chân trong Bộ Chính trị.

Ông Cai là phó tướng của ông Tập trong Hội đồng An ninh Quốc gia, một cơ quan được thành lập theo ý tưởng của Chủ tịch Trung Quốc về một "nhóm làm việc" nhỏ đủ sức đưa ra những quyết sách một cách nhanh chóng, vượt qua sự trì trệ của một bộ máy dân sự quan liêu thông thường. Hội đồng An ninh Quốc gia bao gồm các cá nhân phụ trách các vấn đề đối ngoại, an ninh nội địa, tuyên truyền và quân đội.

Việc có nhiều thành viên đến từ Chiết Giang trong bộ máy lãnh đạo Trung Quốc được coi là động lực để thúc đẩy những cải cách kinh tế theo đúng tinh thần tại Hội nghị Trung ương lần 3 vào năm 2013.

Tỉnh Chiết Giang là nơi có nhiều công ty tư nhân sáng tạo nhất trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. "Ông Tập từng nói rằng ông tin khu vực kinh tế tư nhân sẽ là đại diện tương lai của kinh tế Trung Quốc", một cựu quan chức phương Tây nói với Financial Times.

Tuy nhiên, "Đội quân Chi Giang mới" cũng được cho là tập hợp của những quan chức bảo thủ, mạnh tay trong giải quyết các xung đột là sự lựa chọn hoàn hảo để giúp ông Tập tập trung quyền lực.

Thiên Hà

Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
11 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Tập Cận Bình đưa thân tín lên cao để củng cố quyền lực