Ngày 30.6, ông Tập Cận Bình thị sát đồn quân Trung Quốc ở Hồng Kông, vào thời điểm mà các nguồn tin cho biết phe ủng hộ dân chủ chuẩn bị những cuộc phản đối trong ngày mai 1.7.

Ông Tập Cận Bình thị sát đồn quân Trung Quốc ở Hồng Kông

Trần Trí | 30/06/2017, 17:27

Ngày 30.6, ông Tập Cận Bình thị sát đồn quân Trung Quốc ở Hồng Kông, vào thời điểm mà các nguồn tin cho biết phe ủng hộ dân chủ chuẩn bị những cuộc phản đối trong ngày mai 1.7.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Hồng Kông nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Anh trả thành phố này cho Trung Quốc (ngày 1.7.1997), đúng vào lúc đang có căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh với đặc khu hành chính Hồng Kông, nơi mà nhiều người lo ngại điều họ cho là Bắc Kinh can thiệp sâu vào công tác điều hành thành phố 7,3 triệu dân này. .

Cuộc đấu tranh để được hưởng dân chủ đầy đủđã trởthành vấn đề nổi bật của Hồng Kông thời gian qua.

Ông Tập thăm đồnShek Kong vốn có từ 8 đến 10.000 quân nhân Trung Quốc trú đóng, trong ngày thứ hai của chuyến thăm Hồng Kông lần đầu tiên ở vị trí lãnh đạo nhà nước Trung Quốc, trong khi lễ mừng Hồng Kông được trao trả tổ chức ngày 1.7.

Ông Tập kiêm chức Chủ tịch Quân ủy trung ương, giám sát Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Ông đứng trên xe có gắn 4 micro để ông liên tục hô "Chào các đồng chí!" và "Các đồng chí cố gắng làm việc nhé!", trong tiếng nhạc binh.

Các quân nhân đồng thanh đáp: "Kính chào thủ trưởng!" và "Phục vụ nhân dân!".

Sau đó, ông Tập cùng đặc khu trưởng Lương Chấn Anh thăm một trại đào tạo cảnh sát. Ông quan sát trẻ em rèn thể lực và khuyên các em phát huy tinh thần trách nhiệm để có thể phục vụ Hồng Kông và "đất mẹ", theoReuters.

Sự hiện diện của quân PLA tại Hồng Kông từ lâu là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất trong mối quan hệgiữa Trung Quốcvới Hồng Ko6ng. Đồn quân đã giữ cho sự hiện diện của họ ít bị chú ý.

Cảnh sát Hồng Kông đông, trang bị hiện đại, đa số là người Hồng Kông, vẫn phụ trách công tác bảo vệ an ninh, và họ bảo vệ các con đường quanh đồn quân PLA hôm 30.6.

An ninh đã được siết chặt trước ngày lễ chính, với khoảng 9.000cảnh sát được triển khai để duy trì trật tự. Người phản đối bị cách ly xa khỏi ông Tập và đoàn đại biểu đi cùng, khỏi khách sạn ông ở và họ không được có mặt tại lễ trao trả Hồng Kông vào ngày mai 1.7.

Các biểu ngữ chỉ trích Trung Quốc hầu như vắng bóng trên các đường phố, dù một cuộc tập hợp ngày 1.7 có thể thu hút hàng chục ngàn người tham gia trong cuộc vận độngHồng Kông được thụ hưởng dân chủ đầy đủ vốn được tổ chức hàng năm.

Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc theo công thức "một quốc gia, hai chế độ", vốn bảo đảm một số quyền tự do và độc lập tư pháp vốn chưa hề cóở Hoa lục, theo Reuters.

Năm 2014, hơn 100.000 người đã xuống đường suốt 79 ngày, tham gia phong trào bất tuân dân sự "Chiếm đóng" để phản đối việc Bắc Kinh không cho phép dân chủ đầy đủ.

Một số ít người dự đoán cuộc phản đối năm nay sẽ không đông trong thời gian ông Tập thăm Hồng Kông, nhưng các tổ chức xã hội dân sự đang lên kế hoạch tổ chức nhiều cuộc xuống đường.

Chính quyền Hồng Kông đã thả 26 người biểu tình ủng hộ dân chủ hôm 30.6. Họ gồm thủ lĩnh phong trào "Chiếm Đóng" Hoàng Chi Phong, từng bị bắt trước khi ông Tập đến thăm.

Kim Hương (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Tập Cận Bình thị sát đồn quân Trung Quốc ở Hồng Kông