Ông Trần Hùng bị xét xử về tội “Nhận hối lộ”. Có 3 cựu cán bộ Đội QLTT số 17 bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ông Trần Hùng và các cán bộ QLTT sai phạm như thế nào?

Nhã Thanh | 30/05/2023, 14:40

Ông Trần Hùng bị xét xử về tội “Nhận hối lộ”. Có 3 cựu cán bộ Đội QLTT số 17 bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo kế hoạch, ngày mai (31.5), TAND TP.Hà Nội sẽ đưa 36 bị cáo trong vụ án sản xuất, mua bán hơn 9,4 triệu quyển sách giả ra xét xử theo trình tự sơ thẩm. Tuy nhiên, vì lý do khách quan nên tòa án đã quyết định hoãn phiên xét xử ngày mai. Dự kiến phiên tòa sẽ được mở lại vào ngày 30.6.

Trong vụ án này, các bị cáo bị xét xử về các tội danh “Sản xuất, buôn bán hàng giả”, “Sản xuất hàng giả”, “Buôn bán hàng giả”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Trong đó, bị cáo Trần Hùng (cựu Tổ trưởng Tổ 304, thuộc Tổng cục Quản lý thị trường) bị truy tố và xét xử về tội “Nhận hối lộ”. Có 3 cựu cán bộ Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17 bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Bị cáo Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) bị xét xử về tội “Môi giới hối lộ”. Nhóm còn lại, gồm Cao Thị Minh Thuận (Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát) bị truy tố và xét xử về các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Hướng dẫn thay đổi lời khai

Theo cáo trạng, năm 2021, Cao Thị Minh Thuận cùng đồng phạm sản xuất hơn 9,4 triệu quyển sách giả các loại liên quan đến Nhà xuất bản Giáo Dục, tổng trị giá theo giá in trên bìa hơn 260 tỉ đồng. Nhóm này đã tiêu thụ hơn 6,3 triệu quyển; còn 3 triệu quyển chưa kịp bán thì bị cảnh sát thu giữ.

Quá trình điều tra mở rộng vụ án, cơ quan điều tra xác định được năm 2020, Thuận đã bị Đội Quản lý thị trường số 17 phối hợp Tổ 304 nơi bị cáo Trần Hùng làm tổ trưởng kiểm tra, thu giữ hơn 27.000 quyển sách giả. Tuy nhiên, vụ việc không được ông Hùng báo cáo với tổng cục trưởng mà trực tiếp chỉ đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội và đội Quản lý thị trường số 17 kiểm tra, xử lý.

Cao Thị Minh Thuận đã nhắn tin, điện thoại cho ông Trần Hùng nhờ giúp đỡ xin xử lý nhẹ vụ việc. Cáo trạng nêu rõ ông Hùng “đồng ý tha” với yêu cầu Thuận phải chỉ ra một số cơ sở in lậu. Sau đó, Thuận tiếp tục liên hệ với Nguyễn Duy Hải đặt vấn đề chi tiền cho Trần Hùng để xin xử lý nhẹ vụ việc.

vu-sgk-gia.jpeg
Một số bị cáo trong vụ án - Ảnh: Bộ Công an

Theo cáo trạng, bị cáo Trần Hùng đã hướng dẫn Hải về nói với Thuận phải thay đổi lời khai về nguồn gốc số sách, từ “sách mua bị thu giữ” sang “sách do người khác mang đến ký gửi” để được giảm nhẹ.

Ngày 15.7.2020, Nguyễn Duy Hải cầm 300 triệu đồng đựng trong túi ni lông màu đen đến phòng làm việc của ông Trần Hùng. Tại đây, Hải đã gọi điện để ông Hùng nói chuyện với Thuận, nghe cụ thể hướng dẫn về cách khai báo. Theo VKS, sau đó bị cáo Hùng còn chỉ đạo cấp dưới tạo điện kiện giúp đỡ Thuận theo hướng xử lý hành chính vụ buôn sách lậu.

Làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng QLTT

Quá trình điều tra, bị cáo Trần Hùng không thừa nhận hành vi nhận hối lộ. Tuy nhiên, VKS cho rằng căn cứ lời khai của những người khác, các dữ liệu điện tử trích xuất từ điện thoại… có đủ cơ sở xác định ông Hùng đã nhận 300 triệu đồng để xử lý nhẹ vụ buôn sách lậu.

Ngoài ra, trong vụ án này VKS còn xác định trong quá trình giải quyết vụ việc vi phạm xảy ra tại Công ty Phú Hưng Phát bị Đội QLTT số 17 kiểm tra ngày 9.7.2020, mặc dù có đủ dấu hiệu chuyển CQĐT để giải quyết theo thẩm quyền nhưng Lê Việt Phương đã chỉ đạo Thành Thị Đông Phương xây dựng hồ sơ, báo cáo đề xuất theo hướng xử lý hành chính đối với vụ việc theo ý kiến của Trần Hùng. Không những vậy, Phương còn nhận 310 triệu đồng do Cao Thị Minh Thuận cảm ơn.

Phạm Ngọc Hải được giao nhiệm vụ chủ trì việc tiêu hủy số lượng sách thu giữ của Công ty Phú Hưng Phát nhưng đã làm trái công vụ, tự ý trả lại một phần số sách đã thu giữ và nhận 30 triệu đồng từ Nguyễn Mạnh Hà.

Theo cáo trạng của VKS, hành vi trên của Lê Việt Phương, Thành Thị Đông Phương và Phạm Ngọc Hải đã làm trái công vụ, dẫn tới hậu quả vụ việc vi phạm xảy ra tại Công ty Phú Hưng Phát có dấu hiệu hình sự nhưng chỉ xử lý hành chính.

"Ngoài ra, hành vi trên còn giúp phía công ty được hưởng lợi một số lượng sách bị thu giữ, đồng thời xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của lực lượng QLTT", cáo trạng nêu rõ.

Bài liên quan
Ông Trần Hùng sẽ hầu tòa vào cuối tháng 5
TAND TP.Hà Nội sẽ xét xử ông Trần Hùng cùng nhiều bị cáo khác trong vụ án sản xuất, mua bán hơn 9,4 triệu quyển sách giả vào ngày 31.5.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trần Hùng và các cán bộ QLTT sai phạm như thế nào?