Chỉ vài giờ sau khi giới chức Bắc Kinh công bố kế hoạch đánh thuế mới, Tổng thống Donald Trump đã lệnh cho doanh nghiệp Mỹ tìm kiếm giải pháp thay thế Trung Quốc, trong đó có cả khả năng về nước sản xuất.

Ông Trump có cách gì khiến doanh nghiệp Mỹ rời Trung Quốc?

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 24/08/2019, 11:31

Chỉ vài giờ sau khi giới chức Bắc Kinh công bố kế hoạch đánh thuế mới, Tổng thống Donald Trump đã lệnh cho doanh nghiệp Mỹ tìm kiếm giải pháp thay thế Trung Quốc, trong đó có cả khả năng về nước sản xuất.

Theo Reuters, rời bỏ Trung Quốc là “canh bạc” đầy rủi ro. Giai đoạn 1990 - 2017 doanh nghiệp Mỹ đầu tư đến 256 tỉUSD vào thị trường châu Á này, chiều ngược lại doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư 140 tỉUSD vào Mỹ.

Vài công ty Mỹ đã khởi động quá trình chuyển hoạt động khỏi Trung Quốc lúc thương chiến bắt đầu vào hơn một năm trước, nhưng mọi việc phải mất nhiều thời gian. Hơn nữa nhiều đơn vị trong ngành hàng không vũ trụ, dịch vụ hoặcbán lẻ chưa chắc vì sức ép từ Tổng thống Trump mà chấp nhận rời bỏ một thị trường lớn đang phát triển.

Vậy nhà lãnh đạo Washington có thể dùng đến biện pháp gì để buộc doanh nghiệp Mỹ tuân theo ý ông?

Thuế quan

Biện pháp khả dĩ đầu tiên là tăng thuế quan làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi. Tổng thống Trump vừa thông báo thuế suất 25% áp dụng với 250 tỉUSD hàng Trung Quốc tăng lên 30% từ ngày 1.10 tới, đồng thời số hàng 300 tỉUSD còn lại (sắp bị đánh thuế từ ngày 1.9 và 15.12) sẽ chịu thuế suất 15% thay vì 10% như kế hoạch ban đầu.

Tăng thuế không chỉ khiến việc mua linh kiện từ nhà cung cấp Trung Quốc tốn kém hơn, mà còn có tác dụng trừng phạt những công ty Mỹ sản xuất hàng hóa thông qua liên doanh tại Trung Quốc.

: Tổng thống Donald Trump kêu gọi doanh nghiệp Mỹ rời khỏi Trung Quốc giữa lúc thương chiến leo thang - Ảnh: Reuters

Tình trạng khẩn cấp quốc gia

Ông Trump có thể ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia dựa trên Đạo luật Quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế (IEEPA).

IEEPA cho phép Tổng thống Mỹ điều chỉnh hoạt động thương mại nhằm đối phó tình trạng khẩn cấp đe dọa đất nước. Sắc lệnh chỉ đạo Bộ Thương mại cùng các cơ quan chính phủ khác xây dựng kế hoạch thực thi cụ thể.

Ví dụ bằng cách xác định hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ là tình huống khẩn cấp, nhà lãnh đạo Washington có thể yêu cầu các công ty Mỹ tránh thực hiện giao dịch mua sản phẩm công nghệ từ đối tác Trung Quốc.

Một số vị tổng thống nhiệm kỳ trước còn viện dẫn IEEPA cho quyết định đóng băng tài sản ở nước ngoài của chính quyền nước khác. Chuyên gia pháp lý Tim Meyer thuộc trường luật danh tiếng Vanderbilt (bang Tennessee) đánh giá Đạo luật tạo ra khuôn khổ đủ rộng để tiến hành hoạt động trừng phạt nhẹ nhàng nào đó.

Tuy nhiên, cựu quan chức ngoại giao Mỹ Peter Harrell lưu ý rằng dùng đến tình trạng khẩn cấp sẽ gâynguy cơ gây tổn hại ngoài ý muốn cho nền kinh tế quốc gia. Giáo sư thương mại quốc tế Mark Wu thuộc trường luật Harvard cũng cảnh báo chuyện kiện tụng khi viện dẫn IEEPA.

Hợp đồng liên bang

Một biện pháp khác là cấm doanh nghiệp Mỹ có hoạt động tại Trung Quốc tham gia đấu thầu các hợp đồng liên bang, theo cố vấn cấp cao Bill Reinsch thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS).

Biện pháp này chỉ nên được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể, vì nếu áp dụng chung thì sẽ ảnh hưởng đến vài doanh nghiệp hàng đầu, chẳng hạn như Boeing – nhà xuất khẩu hàng đầu của Mỹ, đối tác quan trọng của Lầu Năm Góc.

Đạo luật Giao thương với kẻ thù

Đạo luật Giao thương với kẻ thù (TWEA) được thông qua năm 1917, cho phép Tổng thống Mỹ điều chỉnh hoặc trừng phạt hoạt động thương mại với một quốc gia đang giao chiến với Mỹ.

Giới sư Wu nhận định khả năng viện dẫn TWEA rất khó xảy ra, do làm vậy sẽ khiến căng thẳng với Trung Quốc leo thang mạnh mẽ. Thay vào đó dùng IEEPA khả thi hơn.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Ông Trump đổi ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ
Đài CNN đưa tin Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa lựa chọn quan chức tư pháp bang Florida Pam Bondi giữ chức Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, thay thế ứng viên Matt Gaetz rút lui.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trump có cách gì khiến doanh nghiệp Mỹ rời Trung Quốc?