Trong lúc các đồng minh NATO lo ngại mối quan hệ của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Trump lại gọi dân Montenegro “rất hung dữ” và có thể gây ra Thế chiến 3.

Ông Trump lo ngại Montenegro là ngòi nổ Thế chiến thứ 3

Trần Trí | 20/07/2018, 18:20

Trong lúc các đồng minh NATO lo ngại mối quan hệ của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Trump lại gọi dân Montenegro “rất hung dữ” và có thể gây ra Thế chiến 3.

Thủ tướng Montenegro không chấp nhận câu trả lời của ông Trump

Trong cuộc phỏng vấn, nhà báo Tucker Carlson của Fox News hỏi ông Trump: “Tại sao con trai tôi phải đi lính để bảo vệ Montenegro khỏi bị tấn công?”

Ông Trump đáp: “Tôi hiểu câu hỏi của ông. Tôi cũng hỏi câu này:Montenro là một quốc gia tí hon với những người dân mạnh mẽ... Họ là những người rất hung dữ. Họ có thể nổi xung thiên và hoan hô, các bạn đã lao vào Thế chiến 3”.

Cuối ngày 18.7, Thủ tướng Dusko Markovic không chấp nhận câu trả lời của ông Trump với Fox News, nói với Quốc hội Montenegro ở thủ đô Podgorica rằng đồng bào ông dũng cảm và ông không muốn công dân Mỹ chiến đấu và chết cho các nước thành viên NATO.

Trong một tuyên bố, chính phủ Montenegro khẳng định: “Chúng tôi xây dựng tinh thần hữu nghị, và chúng tôi không làm chết ai. Dù là quốc gia nhỏ hay lớn, chúng tôi ca ngợi giá trị tự do, đoàn kết và dân chủ. Vì thế, tinh thần hữu nghị và đồng minh của Montenegro - Mỹ thì thường xuyên và mạnh mẽ”.

Nhân câu trả lời của ông Trump, một số nhà quan sát nhắc lại chuyện ở hội nghị thượng đỉnh NATO 2017, ông Trump xô Thủ tướng Montenegro qua một bên để ông đứng giữa lúc chụp ảnh kỷ niệm.

“Sự tin cậy của các đồng minh có được từ từng giọt, bị giội bỏ cả xô”

Khi dự hội nghị thượng đỉnh NATO 2018, ông Trump đã đòi các nước thành viên phải tăng tiền đóng góp cho khâu phòng thủ chung.

Trong cuộc phỏng vấn của Fox News, vị chủ nhân Nhà Trắng cũng thắc mắc về Điều khoản 5 của NATO, vốn quyđịnh một quốc gia thành viên ở châu Âu hoặc châu Mỹ bị tấn công cũng có nghĩa tấn công 28 thành viên còn lại, và các nước này có nhiệm vụ bảo vệ nước bị tấn công.

Điều khoản 5 mới chỉ do Mỹ vận dụng, sau vụ khủng bố Al-Qaeda tấn công không tặc vào nước Mỹ ngày 11.9.2001. Gần 17 năm qua, quân NATO vẫn còn hoạt động ở Afghanistan sau khi Mỹ dẫn đầu liên quân xâm chiếm nước này.

Những người ủng hộ NATO - gồm nhiều người cũng lo ngại mối quan hệ giữa ông Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin - nhắc Điều khoản 5 là một nỗ lực ngăn chặn đã giúp châu Âu có hòa bình kể từ sau Thế chiến 2.

Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Heather Nauert khẳng định ông Trump luôn ủng hộ tinh thần phòng thủ tập thể của NATO: “Tuyên bố sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga nêu rõ bất kỳ cuộc tấn công nào vào một đồng minh sẽ bị xem là tấn công tất cả các thành viên”.

Dù vậy, ông Nicholas Burns, cựu đại sứ Mỹ ở NATO, nói: “Trump gieo nghi ngờ liệu Mỹ dưới quyền lãnh đạo của ông ấy có bảo vệ đồng minh hay không. Lại thêm một món quà khác cho Putin”.

Cựu chỉ huy bộ binh Mỹ ở châu Âu, tướng Mark Hertling viết Twitter: “Sự tin cậy lẫn nhau giữa các đồng minh là từ những giọt nước mà có được, nhưng đã bị giội bỏ cả xô”.

Nhiều thành viên NATO xem ông Putin là một mối đe dọa, dẫn việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014, Nga can thiệp vào nhiều nước gồm can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Ông Ranko Krivokapic, từng là Tổng thống Montenegro từ năm 2006 đến 2016,nói ông Trump là “Tổng thống lạ lùng nhất trong lịch sử Mỹ”, đồng thời thắc mắc ông Trump có hiểu biết về chính sách đối ngoại hay không: “Với kiểu tổng thống này, với hiểu biết của ông ấy về chính sách đối ngoại, ai sẽ biết chuyện gì đang xảy ra?Ông ấy không giỏi về chính sách đối ngoại”.

Ông cũng nói ông Trump chẳng việc gì phải lo, vì “Hòa bình ở Montenegro không bị đe dọa. Mọi sự đều được kiểm soát, không cần quân NATO đến Montenegro”.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain viết Twitter, nói câu trả lời của ông Trump chính là thực hiện đúng điều ông Putin muốn: “Dân Montenegro kiên cường chịu đựng sức ép từ Nga của Mỹ để có nền dân chủ. Thượng viện Mỹ bỏ 97 phiếu thuận 2 chống ủng hộ Montenegro gia nhập NATO. Nhưng khi công kích Montenegro và thắc mắc về sự cam kết của chúng ta với NATO, Tổng thống đang bị Putin cầm tay chỉ việc. Putin sẽ làm bất cứ điều gì để phá đổ liên minh Bắc Đại Tây dương này”.

Vai trò quan trọng của Montenegro

Tổng thống Nga đang nỗ lực kéo giảm tầm ảnh hưởng của NATO ở châu Âu, nhất là các nước như Montenegro mà Nga từng là đồng minh hàng đầu, và Nga cũng là nước đầu tư lớn nhất vào nước này.

Nhưng quan hệ giữa Montenegro và Nga đã xấu đi sau khi quốc gia vùng Balkan này tỏ ý muốn gia nhập NATO, khối liên minh quân sự được thành lập từ năm 1949 và vẫn là luôn là "cái gai trong mắt" Nga.

Ngày 5.6.2017, Montenegro với 630.000 dân và gồm 2.000 quân đã trở thành quốc gia thành viên NATO thứ 29, sau khi quốc gia nhỏ nhất trong tất cả các nước cộng hòa tách khỏi Cộng hòa liên bang Nam Tư cũ (gồm Montenegro và Serbia) năm 2006.

Montenegro cam kết đóng góp 2% GDP vào kinh phí quốc phòng, theo chỉ tiêu của NATO do Mỹ dẫn đầu. Dù có diện tích và dân số nhỏ, Montenegro được cho là sở hữu vị trí chiến lược quan trọng tại vùng Balkan và giúp NATO mở rộng biên giới tại vùng bờ biển Adriatic, theo AP.

Mỹ lập quan hệ ngoại giao với Montenegro sau khi nước này vàSerbia chia tay nhau. Montenegro có đường đến vùng biển Adriatic, khiến nước này trở thành một tài sản chiến lược của các đồng minh Mỹ.

Nhưng việc Montenegro gia nhập khối liên minh quân sự NATO và cũng muốn gia nhập Liên hiệp châu Âu (EU) càng khiến Nga phẫn nộ.

Moscow nói NATO mở rộng về phía Đông Âu là hành động đe dọa an ninh Nga và dẫn đến gia tăng căng thẳng ở châu Âu.

Nga cũng bị cáo buộc can thiệp bầu cử quốc hội Montenegro hồi tháng 10.2016 nhưng thất bại, đảng cầm quyền thắng cử và đưa ông Markovic lên làm Thủ tướng.

Các quan chức Nga bác bỏ cáo buộc họ nỗ lực gây bất ổn ở các nước muốn gia nhập NATO hoặc các nước giáp giới Nga.

Hồi tháng 7.2017, Montenegro đã mở phiên tòa xử 14 người bị cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền năm 2016, đồng thời ám sát Thủ tướng Milo Djukanovic, người nỗ lực đưa Montenegro vào khối NATO.

Chính quyền cáo buộc một nhóm người Nga và Serbia âm mưu giết chết ông Djukanovic để chặn Montenegro trở thành thành viên NATO. Nga phủ nhận cáo buộc này.

Bảo Vĩnh (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
‘Ông lớn’ công nghệ mong muốn đầu tư vào chíp, bán dẫn tại Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết nhiều doanh nghiệp (DN) công nghệ lớn toàn cầu đã thể hiện mong muốn hợp tác đầu tư vào các ngành điện tử, chíp, bán dẫn, năng lượng tái tạo… của Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trump lo ngại Montenegro là ngòi nổ Thế chiến thứ 3