“Đối với Hoàng Công Lương, tình như chú cháu, nghĩa như thầy trò. Bị cáo Lương bị như vậy, bản thân bị cáo thấy rất đau và buồn. Bị cáo Trần Văn Sơn tuổi đời còn trẻ, là người bị cáo đã dẫn dắt từ những ngày đầu nên bị cáo mong HĐXX xem xét cho các em ấy vì tuổi đời còn trẻ”, nguyên GĐ bệnh viện nói.

Ông Trương Quý Dương: Đối với Hoàng Công Lương, tình như chú cháu, nghĩa như thầy trò

Thu Anh | 15/01/2019, 11:13

“Đối với Hoàng Công Lương, tình như chú cháu, nghĩa như thầy trò. Bị cáo Lương bị như vậy, bản thân bị cáo thấy rất đau và buồn. Bị cáo Trần Văn Sơn tuổi đời còn trẻ, là người bị cáo đã dẫn dắt từ những ngày đầu nên bị cáo mong HĐXX xem xét cho các em ấy vì tuổi đời còn trẻ”, nguyên GĐ bệnh viện nói.

Sáng 15.1, HĐXX TAND TP.Hòa Bình tiếp tục tiến hành xét hỏi bị cáo Trương Quý Dương (nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình).Trong vụ án này, bị cáo Dương bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong phần khai báo ngày hôm nay, nguyên GĐ BVĐK tỉnh Hòa Bình một lần nữa nhắc đến chữ “đau” (nỗi đau của người bệnh, nỗi đau của thân nhân, nỗi đau của đồng nghiệp, của bị cáo, của cả ngành Y tế…). “Đối với bị cáo Hoàng Công Lương, tình như chú cháu, nghĩa như thầy trò. Bị cáo Lương bị như vậy, bản thân bị cáo thấy rất đau và buồn. Bị cáo Trần Văn Sơn tuổi đời còn trẻ, là người bị cáo đã dẫn dắt từ những ngày đầu nên bị cáo mong HĐXX xem xét cho các em ấyvì tuổi đời còn dài”, nguyên GĐ bệnh viện nói.

Bị cáo Trương Quý Dương cho rằng bản thân không dám nói đến từ oan, chỉ mong HĐXX cho phép được nói rõ, còn việc phán xét là của pháp luật.

Phiên tòa xét xử vụ chạy thận gây chết người

Liên quan đến HĐ mà BVĐK tỉnh Hòa Bình ký kết với Công ty Thiên Sơn, bị cáo Trương Quý Dương khai: “Chiều 25.5.2017, bị cáo đã thay mặt bệnh viện ký kết HĐ với Công ty Thiên Sơn. Việc sửa chữa hệ thống RO là hoạt động nằm trong kế hoạch, làm cho hệ thống tốt hơn nhưng thực chất hệ thống RO của bệnh viện vẫn hoạt động”.

Theo bị cáo Dương, qua đề xuất của phòng Vật tư y tế sau khi đánh giá máy đã trình lên PGĐ phụ trách trực tiếp, sau đó trình lên bị cáo mới ký. Với quy định của bệnh viện, hoạt động này đều có quy trình (qua phòng đề xuất, lãnh đạo thấy cần thiết sẽ phê chuẩn kế hoạch...). Trước đó 1 tháng, Khoa có đề xuất và phòng Vật tư y tế đã kiểm tra, sau đó các bộ phận chức năng báo cáo lên và đi đến việc ký kết HĐ giữa hai bên.

Liên quan đến việc sửa chữa trang thiết bị tại bệnh viện, nguyên GĐ bệnh viện cho biết trách nhiệm này thuộc về phòng Vật tư thiết bị y tế; nhưng nếu là trách nhiệm chung thì đó là trách nhiệm của bị cáo. Tuy nhiên, bị cáo Dương cũng cho rằng khi thuộc về phần chuyên môn, chuyên môn của phòng ban nào thì phòng ban đó chịu trách nhiệm.

Theo cáo trạng, khoảng tháng 3.2017, BVĐK tỉnh Hòa Bình thông báo cho Công ty Thiên Sơn về việc sửa chữa bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2. Khi này, Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc công ty Thiên Sơn) trao đổi với Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) đến bệnh viên kiểm tra hệ thống RO số 2 và gửi báo giá cho Công ty Thiên Sơn.

Sau khi kiểm tra, khảo sát, liệt kê hạng mục cần sửa chữa, Bùi Mạnh Quốc lập báo giá thay thế vật liệu lọc RO số 2 gồm 12 hạng mục, với trị giá tổng tiền hàng là 49,5 triệu đồng, gửi cho Công ty Thiên Sơn; tuy nhiên lúc này các bên chưa tiến hành thực hiện.

Bị cáo Trương Quý Dương khai báo trước tòa - Ảnh chụp màn hình

Ngày 25.5.2017 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, Trương Quý Dương và Đỗ Anh Tuấn ký Biên bản thương thảo hợp đồng và ký Hợp đồng kinh tế số 315, gói thầu: Cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống nước RO số 2 cho BVĐK tỉnh Hòa Bình, giá trị hợp đồng là hơn 99 triệu đồng. Tại điều 1 của Hợp đồng nêu rõ đối tượng hợp đồng gồm 10 mục cụ thể như báo giá và Đề nghị mua sắm sửa chữa bảo dưỡng thay thế phụ tùng.

Việc ký HĐ 315 với Công ty Thiên Sơn, bị cáo Dương khai có ký vào khoảng cuối giờ chiều; HĐ do phòng tài chính kế toán chuyển cho bị cáo, yêu cầu phòng vật tư chuẩn bị về mặt chuyên môn. Để ký kết HĐ này, bị cáo đã chỉ đạo, vận hành theo chức năng nhiệm vụ, xuất phát từ nhu cầu thực tế của đơn vị chuyên môn.

Theo lời khai của bị cáo Dương, khi HĐ có hiệu lực, các phòng chuyên môn, cụ thể là phòng Vật tư y tế sẽ liên hệ với đối tác về việc sửa chữa. Ngày 28.5.2017, phía Thiên Sơn cử người đến sửa chữa, đó là thuộc thẩm quyền của phòng ban chuyên môn khi chủ động về thời gian sửa chữa; bị cáo cũng không nắm được kế hoạch của các khoa. Bị cáo chỉ biết khi những phòng ban chuyên môn báo cáo khi sự việc có dấu hiệu bất thường, ngoài ra bị cáo không biết việc sửa chữa, vận hành sau sửa chữa như thế nào vì đó thuộc phạm vi chuyên môn của các phòng ban.

Nói lại sự cố y khoa do chạy thận, bị cáo Dương cho biết khi xảy ra sự cố, Đơn nguyên thận nhân tạo có 2 hệ thống, việc quyết định sử dụng hệ thống nào là do Khoa quyết định. Việc sử dụng và vận hành máy là do các Khoa và phòng ban chuyên môn phụ trách, trừ khi có vấn đề về bảo hành, bảo dưỡng... các phòng ban báo cáo thì bị cáo mới biết.

Nhã Thanh

Vụ chạy thận gây chết người: Nguyên GĐ bệnh viện xin nhận trách nhiệm

Bác sĩ Hoàng Công Lương bị truy tố tội ‘Vô ý làm chết người’
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mục tiêu chống 'vàng hóa' đã thành công, nên bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia khẳng định mục tiêu chống "vàng hóa" đã thành công, họ đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trương Quý Dương: Đối với Hoàng Công Lương, tình như chú cháu, nghĩa như thầy trò