Về hậu quả xảy ra, bị cáo Trương Quý Dương gói gọn trong chữ “đau”, đau trên nhiều phương diện (nỗi đau của người bệnh, nỗi đau của thân nhân, nỗi đau của đồng nghiệp, của bị cáo, của cả ngành y tế…). Bị cáo không chối bỏ trách nhiệm, thay mặt bệnh viện, bị cáo Dương xin nhận trách nhiệm.

Vụ chạy thận gây chết người: Nguyên GĐ bệnh viện xin nhận trách nhiệm

Thu Anh | 14/01/2019, 17:23

Về hậu quả xảy ra, bị cáo Trương Quý Dương gói gọn trong chữ “đau”, đau trên nhiều phương diện (nỗi đau của người bệnh, nỗi đau của thân nhân, nỗi đau của đồng nghiệp, của bị cáo, của cả ngành y tế…). Bị cáo không chối bỏ trách nhiệm, thay mặt bệnh viện, bị cáo Dương xin nhận trách nhiệm.

Chiều 14.1, HĐXX TAND TP.Hòa Bình tiến hành xét hỏi bị cáo Trương Quý Dương (nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình). Trong vụ án này, bị cáo Dương bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Đã cố gắng làm hết những gì có thể

Cáo buộc của VKS nêu rõ: “Với vai trò đứng đầu bệnh viện, bị cáoTrương Quý Dương đã không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao, buông lỏng trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thiếu kiểm tra thường xuyên đối với cấp dưới, để cho cấp dưới có những vi phạm nghiêm trọng trong một thời gian dài”.

Trong phần khai báo, bị cáo Trương Quý Dương khai nhận với tư cách là Giám đốc bệnh viện, khi được bác sĩHoàng Đình Khiếu (bị cáo trong vụ án) báo cáo sự cố xảy ra khi có một số bệnh nhân đang chạy thận thì bị dị ứng, bị cáo có báo cáo lại và được tư vấn “nghi là dịứng do tồn dư hóa chất” nên bị cáo đã cho ngừng chạy thận.

Bị cáo Trương Quý Dương khai báo trước HĐXX - Ảnh chụp màn hình

Theo bị cáo Dương, trong bối cảnh hỗn loạn, điện thoại liên tục rung nên cũng không nắm rõ được thông tin số nạn nhân tử vong cho đến khi xem lại hồ sơ. Khoảng 11 giờ 30 phút, bị cáo xuống khoa và biết có một số bệnh nhân tử vong; cùng lúc đó bị cáo đã huy động hết lực lượng để cấp cứu, xin ý kiến từ BV Bạch Mai để chuyển một số bệnh nhân lên tuyến trên để lọc thận một cách nhanh nhất.

Ngoài ra, nguyên GĐ bệnh viện còn tiếp tục chỉ đạo việc cấp cứu các bệnh nhân đang cấp cứu, liên hệ với tuyến TƯ để chuyển tuyến cho bệnh nhân, chỉ đạo phòng ban chức năng khẩn trương có những lời chia sẻ với gia đình nạn nhân, gửi cho mỗi gia đình nạn nhân 10 triệu đồng để trước mắt là lo mai táng cho các nạn nhân.

Về hậu quả xảy ra, nguyên GĐ BVĐK tỉnh Hòa Bình chỉ gói gọn trong chữ “đau”, đau trên nhiều phương diện (nỗi đau của người bệnh, nỗi đau của thân nhân, nỗi đau của đồng nghiệp, của bị cáo, của cả ngành y tế…). Với bệnh viện tuyến tỉnh, bị cáo thấy kỹ thuật lọc máu chạy thận nhân tạo là một trong những kỹ thuật dành rất nhiều tâm huyết của bị cáo và bệnh viện. Bị cáo không chối bỏ trách nhiệm, thay mặt bệnh viện xin nhận trách nhiệm.

Đã cử các bác sĩ, điều dưỡng đi đào tạo

Về việc thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo, dưới góc độ pháp lý, bị cáo Dương nghĩ rằng cơ bản là đúng bởi kỹ thuật lọc thận nhân tạo đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện ở nhiều tuyến bệnh viện; sau đó BVĐK tỉnh Hòa Bình có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Hòa Bình phê duyệt và được cho phép thực hiện kỹ thuật lọc máu.

Theo bị cáo Dương, nhận thấy nhu cầu chạy thận của bệnh nhân vô cùng lớn; nhu cầu phát triển về mặt chuyên môn, cũng như từ việc bệnh viện phải đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân… nên lúc đó có quyết định thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo. Trong quyết định của Bộ Y tế nêu rõ kỹ thuật này được triển khai ở nhiều tuyến, nhiều khoa.

Về nhân lực, nguyên GĐ bệnh viện cho biết Đơn nguyên thận nhân tạo thuộc Khoa hồi sức tích cực có các bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo về kỹ thuật lọc máu; có sự hỗ trợ của các kỹ sư…

Tại Đơn nguyên thận nhân tạo, khi được chuyển giao kỹ thuật, bị cáo Dương khai bệnh viện đã cử nhân sự đi đào tạo; ngoài các bác sĩđược đào tạo theo chương trình chuyên ngành, đa phần các điều dưỡng đều được đào tạo về chương trình kỹ thuật viên. Số lượng người được cử đi đào tạo có 26 người, trong đó có 3 bác sĩgồm Hoàng Đình Khiếu, Hoàng Công Tình và Hoàng Công Lương. Song song đó; bệnh viện còn chuẩn bị cơ sở vật chất (nhà cửa, hệ thống nước RO, máy lọc thận) được tìm từ nhiều nguồn và chuẩn bị về mặt pháp lý.

Các bị cáo có mặt tại tòa - Ảnh chụp màn hình

Tuy nhiên, theo cáo trạng, trong Quyết định thành lập Đơn nguyên thận nhân tạothuộc Khoa hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hòa Bình có giao cho bác sĩNguyễn Đức Tiến là bác sĩkhoa Hồi sức tích cực tạm thời phụ trách Đơn nguyên thận nhân tạo kể từ ngày 1.2.2010. Nhân sự của Đơn nguyên thận nhân tạo là các bác sĩvà điều dưỡng viên của khoa Hồi sức tích cực đã được tập huấn theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ của Bệnh viện Bạch Mai ký với BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Tuy nhiên, đến ngày 5.6.2014, bác sĩNguyễn Đức Tiến được điều động đến làm việc tại khoa Nội tim mạch – Lão khoa theo Quyết định số 370/QĐ-BVĐKT-TCCB. Kể từ thời điểm này, phía bệnh viện không có quyết định giao cho ai phụ trách Đơn nguyên thận nhân tạo.

Như vậy, kể từ khi thành lập, Đơn nguyên thận nhân tạo không có kỹ sư, kỹ thuật viên, không giao cho ai thực hiện trách nhiệm “kiểm tra chất lượng nước, chất lượng dịch lọc trước, trong và sau khi lọc máu”.

Nhã Thanh

Xử vụ chạy thận gây chết người: Bác sĩ Hoàng Công Lương có mặt tại tòa

Bác sĩ Hoàng Công Lương bị truy tố tội ‘Vô ý làm chết người’
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ chạy thận gây chết người: Nguyên GĐ bệnh viện xin nhận trách nhiệm