Tổng cục Lâm nghiệp khẳng định, để xảy ra việc khai thác rừng trái phép trách nhiệm trước hết thuộc về cấp ủy, chính quyền xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải.
Ngày 29.8, đại tá Nguyễn Đức Dũng, Trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Quảng Nam cho biết vừa có thêm 5 đối tượng liên quan đến vụ phá rừng pơ mu tại huyện Nam Giang ra đầu thú.
Với việc toàn quyền điều tra, chiều 25.8, trong họp báo về vụ phá rừng pơ mu nghiêm trọng ở biên giới Việt - Lào, đại tá Nguyễn Viết Lợi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đã liên tiếp bắt 9 đối tượng nhưng "chưa khẳng định được" biên phòng và hải quan có tiếp tay và bao che hay không.
Một số người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng đã làm ngơ, tiếp tay cho việc phá rừng, khai thác, tiêu thụ lâm sản - Chánh án TAND tỉnh, ĐBQH tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Duy Hữu, người từng lên tiếng kêu cứu cho rừng Tây Nguyên tại Quốc hội, chia sẻ.
“Kết quả thì phải đợi cơ quan điều tra, tuy nhiên, tôi nghĩ có sự tiếp tay của lực lượng chức năng cho lâm tặc. Bởi vì ở một địa bàn quản lý chặt chẽ đến như vậy mà lâm tặc vẫn lọt vào hoạt động một cách mạnh mẽ như thế thì quá vô lý” –ĐBQH Nguyễn Hồng Thái (Hưng Yên) chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới quanh vụ phá rừng pơ mu tại Quảng Nam.
Cơ quan chức năng đã triệu tập lấy lời khai, củng cố hồ sơ và dựng lại chân dung kẻ cầm đầu đường dây phá rừng ở khu vực cửa khẩu Nam Giang, Quảng Nam.
Ngày 21.7, Văn phòng Chính phủ đã có công văn hỏa tốc gửi Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Quảng Nam đề truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm vụ phá rừng pơ mu tại tiểu khu 351 thuộc khu vực rừng phòng hộ Nam Sông Bung, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Một vụ phá rừng pơ mu nghiêm trọng vừa được phát hiện tại vùng biên giới huyện Nam Giang (Quảng Nam) và huyện Đắk Chưng (tỉnh Sê Kông, Lào). Các ngành và chính quyền Quảng Nam đang ráo riết vào cuộc điều tra. Bộ đội biên phòng tỉnh này cũng cho biết sẽ tước quân tịch nếu phát hiện cán bộ, chiến sĩ nào bao che tiếp tay.