Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 7.10 thông báo phái viên phụ trách các vấn đề an ninh - hòa bình trên bán đảo Triều Tiên Lee Do-hoon sẽ có chuyến thăm Mỹ 4 ngày.

Phái viên Hàn Quốc sang Mỹ bàn bạc vấn đề bán đảo Triều Tiên

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 07/10/2019, 15:47

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 7.10 thông báo phái viên phụ trách các vấn đề an ninh - hòa bình trên bán đảo Triều Tiên Lee Do-hoon sẽ có chuyến thăm Mỹ 4 ngày.

Phái viên Lee dự kiến gặp gỡ và thảo luận với người đồng cấp Stephen Biegun về những cách hợp tác giữa hai bên nhằm đạt mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn, đem lại nền hòa bình lâu dài cho bán đảo Triều Tiên.

Vị quan chức Hàn Quốc cũng sẽ hội kiến người đứng đầu Vụ Châu Á và châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Takizaki Shigeki sang Washington vào cùng thời điểm. Sau đó là cuộc làm việc ba bên giữa các ông Lee - Shigeki - Biegun.

Loạt đối thoại nêu trên chuẩn bị diễn ra sau khi Mỹ và Triều Tiên vừa tổ chức một cuộc đàm phán cấp chuyên viên tại Thụy Điển vào tuần trước.Kết thúc hơn 8 tiếng đồng hồ trao đổi, quan chức phía Triều Tiên tuyên bố đàm phán cấp chuyên viên thất bại vì Mỹ không từ bỏ thái độ lẫn quan điểm cũ, hơn nữa lại “chẳng đưa gì lên bàn đàm phán cả”.

Chính quyền Washington lại đưa ra thông tin trái ngược. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hai bên thảo luận tốt đẹp và sắp gặp nhau lần nữa trong vòng 2tuần tới.

Cẩm Bình (theo Straits Times)
Bài liên quan
Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua năng lượng xanh với giá lắp đặt tua-bin gió bằng 1/5 so với Mỹ
Điện gió đang phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc với giá lắp đặt tua-bin gió giảm gần 45% nhờ những tiến bộ công nghệ và lợi thế về quy mô, theo các tài liệu đấu thầu của chính phủ nước này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Gần 9.000ha rừng ở Cà Mau cảnh báo cháy cấp cực kỳ nguy hiểm
10 phút trước Bảo vệ môi trường
Nắng hạn gay gắt khiến cho gần 9.000ha rừng tràm U Minh Hạ được cảnh báo cháy cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phái viên Hàn Quốc sang Mỹ bàn bạc vấn đề bán đảo Triều Tiên