Tiến sĩ Lê Hồng Giang, chuyên gia tài chính của Công ty Quản lý quỹ TGM (tại Úc) đã viết bài gửi tờ The Economist để phản đối việc tạp chí kinh tế này đăng tải một bức thư xuyên tạc lịch sử vấn đề Biển Đông do đại diện Trung Quốc tại London viết.

Phản đối bài của Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Biển Đông trên báo Anh

Hà Ngọc Bách | 19/04/2016, 05:43

Tiến sĩ Lê Hồng Giang, chuyên gia tài chính của Công ty Quản lý quỹ TGM (tại Úc) đã viết bài gửi tờ The Economist để phản đối việc tạp chí kinh tế này đăng tải một bức thư xuyên tạc lịch sử vấn đề Biển Đông do đại diện Trung Quốc tại London viết.

Mới đây, tiến sĩ Lê Hồng Giang đã viết trên Facebook cá nhân của mình, cho biết ông đã gửi một thông điệp đến tờ The Economist để phản đối tờ báo đăng tải một bức thư của đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở London đăng trên báo với nội dung xuyên tạc diễn biến trên Biển Đông.

Theo tiến sĩ Giang, ý kiến của ông sẽ khó được tờ The Economist đăng, vì vậy ông muốn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cũng như Đại sứ quán Việt Nam tại London đưa ra thông điệp phản đối lại nội dung sai trái của Sứ quán Trung Quốc.

Tiến sĩ Lê Hồng Giang viết: "Tôi vừa gửi một ý kiến ngắn dưới đây cho The Economist phản đối một bức thư của sứ quán TQ trong số báo tuần này. Rất mong các cơ quan ngoại giao VN (sứ quán tại London, BNG) có tiếng nói chính thức với The Economist nói riêng và các tờ báo quốc tế uy tín nói chung khi TQ đưa luận điệu tuyên truyền sai trái như trong bức thư link bên dưới. Ý kiến cá nhân hiếm khi được các tờ báo lớn đăng tải, nên dù tôi và nhiều trí thức khác đã và sẽ tiếp tục gửi phản đối, thì BNG VN cần chủ động đưa quan điểm của mình ra dư luận quốc tế, không để cho TQ độc chiếm những diễn đàn đó".

Ông cũng viết: "Accusing the Philippines of violating the UN Law of The Sea (UNCLOS) by bringing the South China Sea dispute to an international arbitration, the spokesperson of the Chinese Embassy in the United Kingdom Zeng Rong (Letters to the Editor Apr 16, 2016) apparently also accused The Hague Tribunal of violating the same law by admitting the case and ruling on its rightful jurisdiction. Ironically China, a self-proclaimed peace-loving and law-binding country, has repeatedly refused to participate in an arbitration at an international tribunal under the international law she is a signatory" (Bằng cách buộc tội Philippines vi phạm Luật Biển của LHQ (UNCLOS) khi đưa các tranh chấp Biển Đông ra tòa án trọng tài quốc tế, phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Vương quốc Anh Zeng Rong (trong mục Thư gửi tòa soạn ngày 16.4.2016) dường như đã buộc tội Tòa án The Hague vi phạm luật pháp khi tiếp nhận và xử lý vụ án trong quyền tài phán hợp pháp của họ. Trớ trêu thay, Trung Quốc, đất nước tự xưng là yêu chuộng hòa bình và tuân thủ luật pháp, lại nhiều lần từ chối tham gia vào phiên xử tại tòa án trọng tài được mở ra theo luật pháp quốc tế mà nước này là một bên đã ký kết).

Bài đăng ý kiến của Tiến Sĩ Lê Hồng Giang trên facebook cá nhân của ông

Theo tìm hiểu của báo điện tử Một Thế Giới, bức thư xuyên tạc lịch sử của người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại London, ông Zeng Rong, được tờ The Economist đăng trong số báo ngày 16.4 của tờ này ở mục Letters to the editor (Thư gửi tòa soạn) nhằm phản hồi bài viết "Sunnylands and cloudy waters" (Xứ nắng và dòng nước đục) được đăng tải hôm 18.2.2016, cũng trên tờ The Economist.

Về nội dung, bức thư của ông ta nhắc lại hàng loạt luận điệu xuyên tạc lịch sử của phía Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, cho rằng "Trung Quốc là nước lâu đời nhất khu vực, chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông là có cơ sở lịch sử và pháp lý vững chắc".

Không những thế, ông Zeng Rong còn xuyên tạc hơn khi tuyên bố rằng "nhiều tài liệu lịch sử và văn học được tìm thấy trên khắp thế giới cho thấy Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, đặt tên, phát triển và thực hiện quyền tài phán liên tục và hiệu quả trong lĩnh vực này".

Tiếp đến, ông Zeng Rong còn "tố ngược" Philippines đang "xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc", "vi phạm công pháp quốc tế" khi đưa vụ Biển Đông ra tòa án quốc tế.

Cuối cùng, ông ta còn hàm hồnói rằng "Trung Quốc đã luôn luôn thực hiện kiềm chế tối đa trong tranh chấp lãnh thổ trên biển. tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua đàm phán và tham vấn".

Thiên Hà

Ảnh: Tiến sĩ Lê Hồng Giang - Ảnh đại diện trên Facebook của ông Giang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phản đối bài của Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Biển Đông trên báo Anh