Tác giả thông tin thêm đến bạn đọc về những nội dung, dẫn chứng nêu trong bài viết nhằm giúp bạn đọc có thể nhìn nhận, đánh giá khách quan vấn đề.

Phản hồi về Phản hồi của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế về bài viết 'Cố đô Huế và những cảnh báo từ UNESCO về nguy cơ bức tử di tích'

Quang Long | 26/10/2017, 09:17

Tác giả thông tin thêm đến bạn đọc về những nội dung, dẫn chứng nêu trong bài viết nhằm giúp bạn đọc có thể nhìn nhận, đánh giá khách quan vấn đề.

Trong công văn đề ngày 18.9.2017 gửi Sở Thông tin-Truyền thông Thừa Thiên-Huế nhằm phản hồi về bài viết “Cố đô Huế và những cảnh báo từ UNESCO về nguy cơ bức tử di tích” của tác giả Quang Long đăng trên báo điện tử Một Thế Giới ngày 27.7.2017,Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ) có ý kiến cho rằng: “Các thông tin chuyển tải của bài viết chưa đầy đủ, rõ ràng và khách quan; nhiều thông tin trích dẫn đã quá cũ, tác giả đã không cập nhật thông tin một cách đa chiều, toàn diện theo trình tự diễn tiến của nó nên rất dễ làm cho người đọc bị ngộ nhận và hiểu nhầm vấn đề theo chiều hướng hoàn toàn khác, thậm chí là tiêu cực, hiểu không đúng và toàn diện về lĩnh vực bảo tồn các giá trị nổi bật của khu di sản Huế hiện nay”.

Trang đầu công văn của TTBTDTCĐ gửi Sở Thông tin - Truyền thông Thừa Thiên - Huế phản hồi về bài viết trên báo Một Thế Giới

Để làm rõ hơn vấn đề này, tác giả thông tin thêm đến bạn đọc về những nội dung, dẫn chứng nêu trong bài viết, nhằm giúp bạn đọc có thể nhìn nhận, đánh giá khách quan vấn đề.

1. Về việc trích dẫn thông tin “Lời kêu gọi” của nguyên Tổng giám đốc UNESCO và đồi Vọng Cảnh bị xâm phạm

- Trong bài viết nói trên, chúng tôi đã đề cập đến bài viết của tác giả Edward Wong đã đăng trên New York Times, lời kêu gọi "Cứu vãn Huế" của nguyên Tổng giám đốc UNESCO Amadou Mahtar M'Bow, lời nhắc nhở của ông Nguyễn Khoa Điềm - nguyên UVBCT, Bí thư TW Đảng, Trưởng ban TTVH Trung ương trong sự kiện đồi Vọng Cảnh bị xâm phạm, cũng như lời cảnh báo của GS.TS William Logan - chủ tịch Ban di sản và đô thị của UNESCO -đối với Di sản Huế. Đó đều là những thông tin hoàn toàn xác thực, khách quan, từng được báo chí và dư luận xã hội xác nhận.

- Thông tin trên nhắc nhở để "ôn cố tri tân", để cảnh báo, tránh những vết xe đổ trong việc gìn giữ và bảo tồn giá trị di sản. Thông tin này hoàn toàn không làm người đọc hiểu nhầm vấn đề. Ngược lại, chính những sự kiện “lùng nhùng” về việc phá bỏ lăng bà Tài nhân Lê Thị (một phi tần của vua Tự Đức) ở bên cạnh lăng vua Tự Đức để xây dựng bãi đỗ xe 17.000 m2; làm bãi đỗ xe mới tại lăng vua Khải Định... mới làm dư luận nhìn và hiểu về công tác bảo tồn di tích cố đô Huế theo chiều hướng tiêu cực.

2. Tác động của việc mở mới tuyến đường tránh Huế đối với tính toàn vẹn của di tích lăng vua Minh Mạng và lăng vua Khải Định

- Vấn đề này đã được GS. William Logan, là người trước đây từng báo cáo tại kỳ họp lần thứ 28 của Ủy ban di sản Thế giới UNESCO ở Tô Châu - Trung Quốc năm 2004. Sau này khi đến Huế năm 2014, ông đã thừa nhận chính quyền địa phương có nỗ lực khắc phục, thì hai nhận định cách nhau 10 năm.

- Chính từ cảnh báo năm 2004 mới thúc đẩy chính quyền địa phương có giải pháp khắc phục, chứ không phải không có cảnh báo này của GS. William Logan! Nêu lại cảnh báo này là chính xác và cần thiết. Trong lúc ý kiến thừa nhận có khắc phục của GS William Logan khi làm việc với TTBTDTCĐ và Cục Di sản thì không được Trung tâm BTDTCĐ thông tin cho xã hội biết rõ. Thậmchí ngay vào ngày 25.10.2014, tại Hội thảo "Bảo tồn kiến trúc gỗ châu Á nhìn từ trường hợp Việt Nam và Nhật Bản"diễn ra tại Huế đã đề cập cụ thể đến vấn đề di sản Huế đang bị xâm hại nặng nề, trong đó có đề cập rõ yếu tố phong thủy lăng Khải Định cùng với tiếng ồn xe cộ và ô nhiễm không khí làm mất đi tính toàn vẹn của di tích này, cũng không nghe TTBTDTCĐ có ý kiến khác (Báo Tuổi Trẻ đã thông tin vào ngày 27.10.2014).

3. Phân định và chính sách bảo vệ đối với vùng lõi, vùng đệm ở các khu di tích

- TTBTDTCĐ cho rằng: "Hiện nay, các bản đồ phạm vi khoanh vùng bảo vệ đều được công bố rộng rãi, đặt ngay tại các điểm di tích". Chúng tôi cho rằng cách "công bố rộng rãi" này quá đơn giản, vấn đề không chỉ dựng bản đồ mà phải cắm mốc di tích trên thực địa, rất chi tiết.

- Theo điều 32.1 Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi và bổ sung năm 2009 thì: "Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích". Vì vậy, dư luận xã hội đã từng băn khoăn việc xây dựng bãi đỗ xe ở lăng vua Khải Định tại khu vực II có "phát huy giá trị di tích" hay có làm "ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích" không? Dự án này đã được các nhà khoa học, các thành viên Hội đồng tham vấn khoa học của TTBTDTCĐ phản biện chưa? Đây là vấn đề TTBTDTCĐ cần làm rõ.

4. Cảnh báo một số di tích đang bị bỏ hoang và đang trở thành phế tích

Trang cuối của công văn, với phần 4 cố tình gán ghép làm sai ý của tác giả, và phần cuối ghi nơi gửi bao gồm Phòng An ninh chính trị nội bộ PA83 - Công an tỉnh

- Chúng tôi đã rất thận trọng khi viết: “Trong số các di tích được công nhận vẫn còn nhiều di tích bị bỏ hoang và đang trở thành phế tích như: Biệt phủ Ngô Đình Cẩn, Đình và Miếu khai canh làng Thế Lại Thượng, Đình làng An Cựu… Bên cạnh đó, một số những di tích chưa được công nhận theo đánh giá cảm quan của các cấp chính quyền Thừa Thiên - Huế vẫn đang rơi vào tình trạng phế tích. Mặc dù, những di tích này nằm trong quần thể các di sản đã được UNESCO công nhận”.

- Chúng tôi đã không "nêu tên một số di tích bị bỏ hoang và đang trở thành phế tích như: biệt phủ Ngô Đình Cẩn, Đình và Miếu khai canh làngThế Lại Thượng, Đình làng An Cựu và khẳng định những di tích này nằm trong quần thể các di sản đã được UNESCO công nhận" như TTBTDTCĐ đã cố tình cắt xén và hiểu sai câu văn. Chúng tôi chỉ viết "Bên cạnh đó, một số những di tích chưa được công nhận theo đánh giá cảm quan của các cấp chính quyền Thừa Thiên - Huế vẫn đang rơi vào tình trạng phế tích. Mặc dù, những di tích này nằm trong quần thể các di sản đã được UNESCO công nhận". Ý chúng tôi muốn nhắc đến trường hợp lăng các bà phi vợ vua Tự Đức, trong đó có lăng bà Tài nhân Lê Thị vừa bị phá bỏ tùy tiện cũng là một yếu tố cấu thành tổng thể cảnh quan và đặc trưng độc đáo của lăng vua Tự Đức. Đây là vấn đề các nhà khoa học và dư luận báo chí đã lên tiếng. Lăng bà Tài nhân Lê Thị cũng như các bà phi của vua Tự Đức nằm gắn liền với hệ thống lăng vua, sở dĩ chưa được chính quyền địa phương công nhận vì "theo đánh giá cảm quan". Bởi vì từ lúc sự việc diễn ra đến nay, vẫn chưa có một hội nghị khoa học nào ở Thừa Thiên Huế để khẳng định vấn đề này.

Tóm lại, chúng tôi cho rằng bài viết của chúng tôi trên báo Một Thế Giới có tính khách quan, mang tính cảnh báo, từ thiện chí và mong muốn di tích cố đô Huế được bảo tồn và phát huy tốt giá trị độc đáo của di sản. Chúng tôi khẳng định bài viết không nhằm làm người đọc "ngộ nhận" như TTBTDTCĐ muốn hiểu!

Quang Long

TƯ LIỆU LIÊN QUAN​​​

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/du-an-doi-vong-canh-vi-pham-khu-vuc-di-tich-113148.htm

https://www.nytimes.com/2015/04/30/world/asia/economic-boom-poses-a-new-threat-among-many-to-a-vietnamese-heritage.html?rref=collection%2Fbyline%2Fedward-wong&action=click&contentCollection=undefined®ion=stream&module=stream_unit&version=latest&contentPlacement=217&pgtype=collection

https://tuoitrenews.vn/lifestyle/23578/unesco-chair-warns-hue-to-take-drastic-preservation-measures

https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-vhtt-tiep-tuc-de-nghi-dung-du-an-tren-doi-vong-canh-2024732.html

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thua-thien-hue-quyet-xay-khach-san-tren-doi-vong-canh-115352.htm

http://tuoitre.vn/quy-hoach-khu-vuc-cau-tuan---lang-minh-mang-lieu-vua-duoc-ngu-yen-197472.htm

https://news.zing.vn/danh-hieu-di-san-van-hoa-the-gioi-cua-hue-lung-lay-post473583.html

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/hoi-_-dap/duong-tranh-tp-hue-het-bao-hanh-duong-lai-xuong-cap.html

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/quan-ly-bao-ton-tong-the-di-san-hue-8-nam-van-dung-o-du-thao-491508.bld

http://tuoitre.vn/hue-tam-dinh-chi-cac-hoat-dong-xay-dung-trong-vung-dem-moi-175244.htm

http://tuoitre.vn/quy-hoach-khu-vuc-cau-tuan---lang-minh-mang-lieu-vua-duoc-ngu-yen-197472.htm

http://tuoitre.vn/danh-hieu-di-san-van-hoa-the-gioi-cua-hue-lung-lay-663544.htm

http://tuoitre.vn/quy-hoach-khu-vuc-cau-tuan---lang-minh-mang-lieu-vua-duoc-ngu-yen-197472.htm

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/quan-ly-bao-ton-tong-the-di-san-hue-8-nam-van-dung-o-du-thao-491508.bld

http://www.nhandan.com.vn/hangthang/khoahoc-giaoduc/item/33930202-khong-the-chan-chu.html

http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=23281

http://baothuathienhue.vn/xu-ly-khan-cap-sat-lo-tuyen-duong-tranh-hue-a36848.html

http://whc.unesco.org/documents/publi_wh_papers_01_vi.pd
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phản hồi về Phản hồi của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế về bài viết 'Cố đô Huế và những cảnh báo từ UNESCO về nguy cơ bức tử di tích'