Động thái bắt giữ tàu chở dầu Anh của Iran nhận phản ứng mạnh mẽ từ Pháp, Đức, Ba Lan, Bahrain. Trong khi đó Nga kêu gọi các bên hạ nhiệt căng thẳng.

Phản ứng của các nước trước vụ bắt giữ tàu chở dầu Anh

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 21/07/2019, 11:06

Động thái bắt giữ tàu chở dầu Anh của Iran nhận phản ứng mạnh mẽ từ Pháp, Đức, Ba Lan, Bahrain. Trong khi đó Nga kêu gọi các bên hạ nhiệt căng thẳng.

Iran vừa bắt tàu Stena Impero trên eo biển Hormuz với cáo buộc va chạm với một tàu cá và phớt lờ tín hiệu khẩn cấp. Lần lượt Anh lẫn Mỹ đều đã lên tiếng chỉ trích.

Cũng phản đối hành động bắt giữ, Bộ Ngoại giao Pháp kêu gọi Iran tôn trọng tự do hàng hải ở khu vực vịnh Ba Tư, nhanh chóng trả tự do cho Stena Impero.

Bộ Ngoại giao Đức xem diễn biến mới nhất là sự can thiệp vô lý vào vận tải dân sự làm trầm trọng thêm tình hình khu vực.

“Một hành động leo thang khác sẽ rất nguy hiểm, làm suy yếu mọi nỗ lực thoát khỏi khủng hoảng hiện tại”, Bộ Ngoại giao Đức cảnh báo. Giới chức Berlin khẳng định họ đứng về phía Anh.

Bộ Ngoại giao Ba Lan lo ngại căng thẳng ở vịnh Ba Tư đe dọa trực tiếp đến an ninh hàng hải lẫn hàng không, nguồn cung năng lượng toàn cầu cũng như sự ổn định của toàn Trung Đông. Quốc gia Trung Âu này kêu gọi Iran lập tức thả tàu chở dầu và tôn trọng những chuẩn mực tự do hàng hải quốc tế.

Về phía Nga, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ quốc tế thuộc Thượng viện Konstantin Kosachev cho biết: “Chúng tôi hy vọng hai bên (Anh và Iran) áp dụng cách tiếp cận bình tĩnh. Tuy nhiên điều này phụ thuộc vào kế hoạch của mỗi bên”.

Tại Trung Đông, Bahrain -đồng minh của Mỹ, yêu cầu Iran chấm dứt hành vi “thiếu trách nhiệm”. Quốc vương Ả Rập Saudi Salman chấp thuận cho lực lượng quân sự Mỹ đồn trú trên lãnh thổ để bảo vệ an ninh khu vực.

Cẩm Bình (theo AP, Tasnim News Agency, Reuters)
Bài liên quan
Nga và Iran tăng cường hợp tác quốc phòng
Reuters đưa tin ngày 17.1, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian vừa ký kết thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác chiến lược kéo dài 20 năm, qua đó tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phản ứng của các nước trước vụ bắt giữ tàu chở dầu Anh