Hashtag #boycottjapan (tạm dịch “Tẩy chay Nhật Bản”) nhắm đến các thương hiệu như Sony, Toyota, Uniqlo, Canon bắt đầu xuất hiện rộng rãi trên mạng xã hội sau khi chính quyền Tokyo thông báo hạn chế xuất ba loại hóa chất dùng cho sản xuất hàng công nghệ.

Giới bán lẻ Hàn Quốc kêu gọi tẩy chay hàng Nhật

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 19/07/2019, 19:57

Hashtag #boycottjapan (tạm dịch “Tẩy chay Nhật Bản”) nhắm đến các thương hiệu như Sony, Toyota, Uniqlo, Canon bắt đầu xuất hiện rộng rãi trên mạng xã hội sau khi chính quyền Tokyo thông báo hạn chế xuất ba loại hóa chất dùng cho sản xuất hàng công nghệ.

Phía Nhật lý giải rằng hạn chế trên xuất phát từ lo ngại Hàn Quốc kiểm soát xuất khẩu không nghiêm ngặt. Tuy nhiên nhiều người nhận định đây là động thái đáp trả việc Tòa tối cao Hàn Quốc yêu cầu Nippon Steel & Sumitomo Metal (NSSM) cùng Mitsubishi phải bồi thường cho nạn nhân bị cưỡng ép lao động trong các nhà máy trong Thế Chiến thứ 2.

Tức giận trước quyết định từ nước láng giềng, giới bán lẻ Hàn Quốc xuống đường tuần hành kêu gọi không dùng hàng Nhật Bản. Thậm chí một YouTuber nổi tiếng còn chia sẻ đoạn phim anh tự tay xé vé máy bay đi Nhật.

Hãng thời trang Uniqlo cùng nhà sản xuất đồ uống Kirin đã bắt đầu cảm nhận thấy tác động xấu. Ông Takeshi Okazaki – Giám đốc Fast Retailing (công ty mẹ của Uniqlo) – xác định phong trào tẩy chay ảnh hưởng đến doanh số bán hàng tại thị trường Hàn trong ngắn hạn. Kirin phải hoãn kế hoạch phát sóng quảng cáo mới trên truyền hình, công ty e ngại nếu các nhà bán lẻ tiếp tục giảm mua hàng thì hoạt động vận chuyển sẽ chịu ảnh hưởng.

Japan Tobacco tuyên bố giữ nguyên dự định ra mắt hương thuốc lá điện tử mới trong tháng 7, nhưng tuần trước lại hủy họp báo giới thiệu với lý do “chuyện nội bộ”. Sony (sản phẩm điện tử) và Shiseido (mỹ phẩm) đang theo dõi chặt chẽ tình hình.

Cuộc thăm dò do hãng Realmeter vừa thực hiện tuần qua cho 54,6% người Hàn Quốc được hỏi đang tẩy chay sản phẩm Nhật – tăng từ 48% tuần trước. Nhà phân tích Michinori Naruse thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản (JRI) khuyến cáo doanh nghiệp nên cân nhắc đến kịch bản căng thẳng giữa hai nước láng giềng kéo dài, do chính quyền Seoul chẳng có dấu hiệu thay đổi lập trường về phán quyết của Tòa tối cao.

Ngành du lịch và kinh doanh khách sạn Nhật cũng gặp nguy hiểm không kém. Khách du lịch Hàn Quốc lâu nay là nguồn thu lớn cho hai ngành này.

Theo nhà phân tích Naruse, do các thương hiệu tiêu dùng Nhật thâm nhập thị trường Hàn còn khá hạn chế nên phong trào tẩy chay hàng hóa chưa chắc gây thiệt hại lớn bằng sụt giảm du lịch.

Hwang – Giám đốc quan hệ công chúng một ngân hàng Hàn Quốc – dự định hủy chuyến du lịch gia đình: “Tôi lên kế hoạch đi Nhật vào kỳ nghỉ hè, tuy nhiên hiện tại có vẻ không thích hợp”.

Nhà phân tích Koo Kyung-hoe thuộc Công ty KB Securities cảnh báo nguy cơ lượng du khách giảm mạnh. Theo thống kê của KB Securities, người Hàn Quốc chiếm đến 24% tổng lượng khách du lịch đến Nhật Bản năm ngoái.

Một công ty du lịch tiết lộ hiện họ vẫn nhận nhiều khách đặt tour, tuy vậy số khách Hàn hủy kế hoạch Nhật trong tháng 7 lại gia tăng. Một quan chức Cơ quan Du lịch Nhật Bản cũng ghi nhận tình trạng hủy chuyến du lịch mà các công ty thưởng cho nhân viên.

Vài lần tẩy chay hàng Nhật trước đó – như năm 1995 và 2001 – thường hạ nhiệt trong vòng một năm. Lần này chưa chắc có thể kết thúc nhanh chóng như vậy.

Cẩm Bình (theo Nikkei Asian Review)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để bầu Chủ tịch nước
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Trong phiên làm việc hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giới bán lẻ Hàn Quốc kêu gọi tẩy chay hàng Nhật