Một số nhà khoa học lo ngại tiến hành điều tra thêm nữa sẽ gây ra xung đột quốc tế, phá vỡ nỗ lực đối phó dịch COVID-19 hiện tại cũng như ngăn chặn đại dịch trong tương lai.

Phản ứng của giới khoa học trước lệnh điều tra nguồn gốc COVID-19 của ông Biden

Cẩm Bình | 29/05/2021, 09:42

Một số nhà khoa học lo ngại tiến hành điều tra thêm nữa sẽ gây ra xung đột quốc tế, phá vỡ nỗ lực đối phó dịch COVID-19 hiện tại cũng như ngăn chặn đại dịch trong tương lai.

Ngày 26.5, Tổng thống Joe Biden cho biết tình báo Mỹ qua điều tra nguồn gốc của COVID-19 đã xác định 2 tình huống khả dĩ: xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc động vật hoang dã, và tai nạn từ phòng thí nghiệm.

Tình báo Mỹ đến nay vẫn chưa kết luận tình huống nào có khả năng cao hơn. Vì vậy Tổng thống Biden hạ lệnh tăng cường điều tra, báo cáo lại cho ông sau 90 ngày.

Mệnh lệnh trên được đưa ra không lâu sau khi tờ The Wall Street Journal đưa tin từng có 3 nhà nghiên cứu tại Viện Vi rút học Vũ Hán bị bệnh tới mức phải đi khám vào tháng 11.2019 (trước thời điểm Trung Quốc tuyên bố dịch bệnh bùng phát).

ap_21042778014821-1.jpg
Giả thuyết COVID-19 "sổng" ra từ phòng thí nghiệm từng bị bác bỏ nay lại được xem xét - Ảnh: AP

Các nhà khoa học bày tỏ lo ngại về nguy cơ căng thẳng leo thang. Chuyên gia y tế Amanda Glassman thuộc Trung tâm Phát triển toàn cầu (Mỹ) khuyến cáo: “Đối đầu sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn”.

Học giả David Fidler thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ) cũng kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng địa chính trị để cùng nhau đạt mục tiêu về y tế, chẳng hạn như tăng sản xuất vắc xin COVID-19.

Nhưng trong giới khoa học vẫn có tiếng nói ủng hộ điều tra. Chuyên gia nghiên cứu vi rút Lawrence Young thuộc Trường dược Warwick (Anh) nhấn mạnh: “Biết rõ nguồn gốc vi rút giúp xác định chúng xuất hiện ở đâu, bùng phát thế nào. Đây là thông tin cần thiết góp phần ngăn chặn đại dịch trong tương lai”.

Đầu tháng qua, 18 nhà khoa học thuộc nhiều tổ chức khác nhau cùng viết thư khẳng định chưa thể loại bỏ giả thuyết COVID-19 là tai nạn từ phòng thí nghiệm, trừ phi có thêm thông tin.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng cử chuyên gia sang Trung Quốc điều tra. Nhóm chuyên gia sau chuyến đi vào tháng 2 đã kết luận khả năng vi rút gây COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm rất khó xảy ra. Tuy nhiên, họ cũng cho biết Trung Quốc không cung cấp dữ liệu thô về các ca nhiễm đầu tiên. Báo cáo kết luận điều tra thời điểm đó không đề cập chuyện từng có 3 nhà nghiên cứu tại Viện Vi rút học Vũ Hán bị ốm.

Cuối tháng 3 vừa qua, Anh, Úc, Nhật Bản, Canada cùng một số quốc gia khác bày tỏ lo ngại khi WHO ra báo cáo kết luận khi chưa được cung cấp đầy đủ thông tin. Các nước kêu gọi phải tổ chức phân tích độc lập nguồn gốc COVID-19.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
8 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phản ứng của giới khoa học trước lệnh điều tra nguồn gốc COVID-19 của ông Biden