Hiện Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất thế giới do virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 25.2, Mỹ ghi nhận tổng cộng 28.974.623 ca mắc, trong đó có 518.363 ca tử vong.

Phát hiện biến thể COVID-19 mới đáng lo ở New York

TTXVN | 26/02/2021, 06:41

Hiện Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất thế giới do virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 25.2, Mỹ ghi nhận tổng cộng 28.974.623 ca mắc, trong đó có 518.363 ca tử vong.

Đáng lo ngại hơn, các nhà khoa học phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tương tự biến thể dễ lây lan xuất hiện tại Nam Phi đang gia tăng tại thành phố New York. Ngày 24.2, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa, trường Đại học Vagelos Columbia, cho biết biến thể mới được phát hiện lần đầu trong các mẫu bệnh phẩm được thu thập tại New York vào tháng 11.2020 và hiện có khoảng 12% số bệnh nhân tại thành phố này nhiễm biến thể này. 

Kết quả phân tích các dữ liệu sẵn có không cho thấy các biến thể được phát hiện gần đây tại Nam Phi và Brazil tồn tại trong các mẫu bệnh phẩm thu thập từ thành phố New York và các vùng lân cận. Phó Giáo sư chuyên khoa các bệnh truyền nhiễm thuộc đại học trên, Tiến sĩ Anne-Catrin Uhlemann cho biết thay vào đó, nhóm nghiên cứu đã phát hiện nhiều trường hợp nhiễm biến thể xuất hiện tại Mỹ.

Biến thể mới xuất hiện tại New York cũng được đề cập trong nghiên cứu do Viện Công nghệ California công bố trực tuyến trong tuần này. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều chưa được các chuyên gia bên ngoài đánh giá.

Trong một diễn biến liên quan, Nhà Trắng thông báo sẽ cấp phát hơn 25 triệu khẩu trang đến các trung tâm y tế cộng đồng và các cửa hàng thực phẩm trên khắp nước Mỹ để hỗ trợ những người có thu nhập thấp. Đây là một trong những nỗ lực của chính phủ nhằm đẩy nhanh tốc độ khống chế đại dịch COVID-19.

Điều phối viên ứng phó với đại dịch COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zient cho biết nhiều người Mỹ có thu nhập thấp vẫn không thể mua khẩu trang với giá cả phải chăng. Từ tháng 3.2021, các lô hàng khẩu trang vải có thể giặt được sẽ được chuyển đến khoảng 1.300 trung tâm y tế cộng đồng cũng như nhân viên làm việc tại 60.000 kho thực phẩm và các cơ sở nấu ăn. 

Kế hoạch trên cũng thúc đẩy việc gửi khẩu trang đến từng hộ gia đình Mỹ, một ý tưởng được đưa ra dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump nhưng chưa được thực hiện. Tổng thống Joe Biden đã chú trọng nhiều đến việc khuyến khích người dân đeo khẩu trang hơn. Nhà Trắng ước tính 12 triệu đến 15 triệu người Mỹ sẽ nhận được khẩu trang thông qua một chương trình hỗ trợ mới trị giá 86 triệu USD. 

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 64.900 ca), Brazil (64.453 ca) và Pháp (25.403 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (2.102 ca), Brazil (1.419 ca) và Mexico (1.006 ca).

Ngày 25.2, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge đã kêu gọi nhà chức trách các quốc gia ưu tiên tìm hiểu những hậu quả lâu dài của bệnh nhân COVID-19 sau khi một số người từng mắc bệnh đã xuất hiện những triệu chứng đáng lo ngại vài tháng sau đó. 

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Copenhagen (Đan Mạch), ông Kluge nhấn mạnh việc tìm hiểu những hậu quả lâu dài của người mắc bệnh COVID-19 là ưu tiên của WHO và cũng là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các cơ quan y tế của mỗi quốc gia. 

Trong khi một số nghiên cứu đang được thực hiện nhằm tìm hiểu nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, hiện vẫn chưa biết lý do tại sao một số bệnh nhân tiếp tục xuất hiện những triệu chứng dù đã khỏi bệnh sau nhiều tháng, như mệt mỏi, hội chứng "sương mù não", rối loạn nhịp tim hay rối loạn thần kinh.

Theo ông Kluge, cứ mỗi 10 bệnh nhân COVID-19, có 1 người sức khỏe chưa thực sự ổn định sau 12 tuần, thậm chí nhiều trường hợp còn kéo dài hơn. Ông cho biết đã có nhiều báo cáo về những hậu quả lâu dài đó xuất hiện ngay sau khi phát hiện ra bệnh COVID-19, nhưng một số bệnh nhân đã không tin hoặc thiếu hiểu biết. Do đó, những bệnh nhân này cần được thông tin nếu nhà chức trách hiểu rõ về những hậu quả lâu dài và sự phục hồi sau khi mắc bệnh. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện biến thể COVID-19 mới đáng lo ở New York