Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu trong Dự thảo “Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030” là phát triển dịch vụ Internet di động 5G; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng mạng lưới cáp quang tốc độ cao quốc gia và tăng băng thông internet quốc tế bằng chính sách tín dụng phát triển.

Phát triển dịch vụ Internet di động 5G, đảm bảo an toàn dữ liệu

01/05/2020, 19:17

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu trong Dự thảo “Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030” là phát triển dịch vụ Internet di động 5G; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng mạng lưới cáp quang tốc độ cao quốc gia và tăng băng thông internet quốc tế bằng chính sách tín dụng phát triển.

Ảnh: Internet

Phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu

Theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030” mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố lấy ý kiến góp ý của nhân dân, những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu ra gồm phát triển dịch vụ Internet di động 5G; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng mạng lưới cáp quang tốc độ cao quốc gia và tăng băng thông internet quốc tế bằng chính sách tín dụng phát triển.

Xây dựng xa lộ Internet cho các dịch vụ nhiều người dùng, như: dịch vụ hành chính công, dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ khác. Tạo lập, quản lý, kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia vì mục đích quản lý nhà nước và mục đích kinh tế; bảo đảm an toàn dữ liệu, bảo vệ dữ liệu cá nhân, đồng thời tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác dữ liệu vì mục đích kinh tế.

Hình thành các liên minh an toàn, an ninh mạng trên cơ sở hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp an toàn thông tin mạng, các tổ chức quốc tế và các chuyên gia công nghệ. Nhà nước ưu tiên kinh phí cho hoạt động đánh giá rủi ro an toàn, an ninh mạng và các dự án phát triển giải pháp an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống mạng dân sự và quân sự, nhất là an minh mạng quốc phòng, an ninh, kinh tế - công nghiệp; bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Đưa các công trình hạ tầng kết nối Internet và cơ sở dữ liệu quốc gia vào danh mục các công trình cần bảo vệ. Tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức kinh tế bảo đảm an ninh mạng và an toàn thông tin, phòng chống phá hoại và ăn cắp thông tin, dữ liệu của các tổ chức kinh tế.

Xây dựng, nâng cấp hạ tầng vật lý đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ của CMCN 4.0, trước hết là hạ tầng năng lượng và giao thông. Đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia. Rà soát, điều chỉnh các tiêu chuẩn thiết kế nhằm đảm bảo tương thích để áp dụng các công nghệ mới trong vận hành và quản lý. Lựa chọn đầu tư các công trình thiết yếu đang là điểm nghẽn để tạo ra các tác động lan tỏa. Khuyến khích tối đa tư nhân đầu tư phát triển và vận hành cơ sở hạ tầng công cộng.

Đầu tư, phát triển một số công nghệ cơ bản của CMCN 4.0

Liên quan đến nhiệm vụ Đầu tư, phát triển một số công nghệ cơ bản của CMCN 4.0, Dự thảo nêu rõ việc đầu tư, thành lập mới hoặc tổ chức lại các cơ sở nghiên cứu KH-CN nhằm tập trung nghiên cứu phát triển các công nghệ đặc trưng của CMCN 4.0; sử dụng các mô hình quản trị và điều hành theo thông lệ quốc tế; đánh giá, lựa chọn và sử dụng nhân tài trong nước và quốc tế theo các tiêu chí đánh giá (KPI) thiết thực, hiệu quả, gắn với số lượng phát minh và sáng chế được bảo hộ.

Đặc biệt, Dự thảo nhấn mạnh tới việc ưu tiên đầu tư nghiên cứu phát triển các công nghệ trọng điểm của CMCN 4.0 (như công nghệ robot, vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn…).

Dành nguồn lực để giao nhiệm vụ đặc thù đặt hàng các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm, công nghiệp nội dung số, sản xuất chip 5G, chíp lõi cho chuyển đổi số. Đầu tư nghiên cứu phát triển các giải pháp bảo đảm an ninh mạng và an toàn thông tin phục vụ phòng ngừa và ứng phó các tình huống xâm phạm an ninh mạng, an toàn thông tin cho các hệ thống mạng dân sự và quân sự.

Nhà nước chủ động tạo môi trường thử nghiệm cho các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ của CMCN 4.0; xây dựng các cơ sở dữ liệu để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu các công nghệ của CMCN 4.0; xây dựng các chính sách ưu đãi thuế mới nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ sử dụng các công nghệ ưu tiên.

Thu Anh

Bài liên quan
Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đặt tại Khu Công nghệ cao TP.HCM
Ngày 25.4, UBND TP.HCM phối hợp với WEF (Diễn đàn Kinh tế thế giới) tổ chức Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại TP.HCM – Động lực mới cho phát triển bền vững”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển dịch vụ Internet di động 5G, đảm bảo an toàn dữ liệu