Các nhà khoa học Nga đã phát triển một vật liệu có độ nhạy cao để xác định lượng oxalat nguy hiểm trong thực phẩm, giúp người tiêu dùng tránh được nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Các nhà khoa học Nga đã phát triển một vật liệu có độ nhạy cao để xác định lượng oxalat nguy hiểm, ngay cả khi nồng độ đó nhỏ hơn bốn lần so với mức tối đa cho phép. Đó là vật liệu mới có gốc gel titan-silicon kết hợp với một loại thuốc màu có khả năng xác định nhanh hàm lượng các ion oxalat nguy hiểm trong thức ăn. Chất chỉ thị màu có trong cấu trúc của gel bị mất màu khi tiếp xúc với thực phẩm có chứa các ion oxalat. Sự độc đáo của vật liệu mới là chỉ chạm vàomẫu thực phẩm là thu được kết quả. Nghiên cứu trước đây cho thấy, phần lớn lượng oxalat trong thức ăn được hấp thu qua ruột, sau đó được đào thải gần như hoàn toàn ra nước tiểu.
Oxalat là muối của axit oxalic. Phần lớn muối đó khó hòa tan trong nước và được giải phóng từ các dung dịch ở dạng tinh thể. Nếu thức ăn có hàm lượng oxalat cao thì người dùng có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Giáo sư Elena Morosanova, tác giả của nghiên cứu, giải thích rằng một nhiệm vụ quan trọng là xác định các ion oxalat trong chất lỏng sinh học, chủ yếu trong nước tiểu. Với mục đích này, cần phải tạo ra một vật liệu cảm biến nhạy cảm hơn và đó sẽ nghiên cứu tiếp theo của các nhà khoa học.
Trong quá trình phân tích, các nhà khoa học đã chọn 5 mẫu sản phẩm: lá rau chút chít, lá rau bina, mùi tây, tiêu đen xay, củ gừng. Hàm lượng các ion oxalat trong các mẫu này được xác định bằng hai phương pháp: sử dụng vật liệu cảm biến và sử dụng phép sắc ký lỏng hiệu suất cao. Hai phương pháp này cho thấy các kết quả xác định gần giống nhau .Tuy nhiên, dùng vật liệu cảm biến mới để xác định nồng độ oxalat trong thực phẩm là phương pháp đơn giản,tiện lợi và nhanh chóng, không cần phải tiến hành trong phòng thí nghiệm.
Các nhà khoa học ở Đại học tổng hợp quốc gia mang tên Lomonosovđã công bố thành tựu này trên tạp chí Sensors.
Vũ Trung Hương