Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua phiên giao dịch có diễn biến tiêu cực sau khi COVID-19 bùng phát trở lại. Chỉ số VN-Index trên sàn HOSE đã giảm 6,28%, xuống mức 835,49 điểm, mức giảm kỷ lục trong một phiên giao dịch kể từ năm 2001.

Phiên giao dịch 9.3, chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất trong 19 năm qua

10/03/2020, 04:30

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua phiên giao dịch có diễn biến tiêu cực sau khi COVID-19 bùng phát trở lại. Chỉ số VN-Index trên sàn HOSE đã giảm 6,28%, xuống mức 835,49 điểm, mức giảm kỷ lục trong một phiên giao dịch kể từ năm 2001.

Thị trường chứng khoán giảm mạnh phiên giao dịch 9.3 - Ảnh: Internet

Trong phiên giao dịch ngày 9.3, chỉ số VN-Index trên sàn HOSE đã giảm 55,95 điểm, tương đương 6,28%, xuống mức 835,49 điểm. Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giảm 7,32 điểm, tương đương 6,44%, đóng cửa ở mức 106,34 điểm. Đây là mức giảm kỷ lục trong một phiên giao dịch của VN-Index kể từ năm 2001.

Đáng chú ý, cả 10 nhóm ngành trên sàn chứng khoán đều giảm điểm trong phiên giao dịch 9.3. Dẫn đầu là ngành công nghệ giảm 6,93%; tiếp theo là ngành dầu khí giảm 6,91%.

Thị trường có một phiên giảm điểm lịch sử khi có 368/416 mã giảm điểm và 173 bị giảm sàn. Điều này cho thấy tâm lý tương đối hoảng loạn của nhà đầu tư trong cả phiên giao dịch và có thể sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng tới một vài phiên tới.

Theo chuyên gia Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thị trường chứng khoán có nhiều diễn biến tiêu cực sau khi COVID-19 phát tán trở lại tại Việt Nam. Việc xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 mới tại Hà Nội trong các ngày cuối tuần khiến nhà đầu tư hoảng loạn và bán tháo mạnh mẽ, kéo theo chỉ số VN-Index có phiên giảm điểm kỷ lục với thanh khoản tăng vọt.

Ngoài ra, việc giá dầu trên thị trường Châu Á lao dốc kết hợp với triển vọng bi quan của kinh tế toàn cầu cũng khiến nhóm cổ phiếu dầu khí giảm sàn hàng loạt.

Tính đến 16 giờ ngày 9.3, giá dầu WTI đã giảm xuống mức 32,59 USD/thùng, giảm 21,05% so với giá đóng cửa của phiên thứ 6 tuần trước. Trong khi đó, giá dầu Brent giảm 19,53%, xuống còn 36,19 USD/thùng.

Nguyên nhân của việc giá dầu giảm mạnh đến từ việc Ả Rập Xê Út tiến hành chiến tranh giá nhằm phản ứng lại việc OPEC không đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Cuối thứ 6 tuần trước, cuộc họp OPEC+ đã diễn ra, trong đó Ả Rập Xê Út đề xuất các nước tham gia cuộc họp cắt giảm sản lượng toàn cầu khoảng 1,5 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, cuộc họp này diễn ra mà không có thỏa thuận cắt giảm nào đạt được. Nguyên nhân của việc này đến từ việc Ả Rập Xê Út cố gắng cắt giảm sản lượng dầu nhằm duy trì doanh thu và vị thế của mình, nhưng Nga lại muốn để giá dầu giảm để có thể kích cầu nội địa và giảm giá thành sản xuất.

Đáp lại việc này, vào thứ 7 tuần trước, Ả Rập Xê Út tuyên bố sẽ bán dầu với giá chiết khấu sâu trong tháng 4, đồng thời dự định tăng sản lượng dầu lên trên mức 10 triệu thùng/ngày. Theo Reuters, hiện tại Ả Rập Xê Út đang duy trì sản lượng ở mức 9,7 triệu thùng/ngày và công suất tối đa ở mức 12,5 triệu thùng/ngày.

Giá dầu trên thế giới vốn đã giảm mạnh từ đầu năm nay do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc dịch COVID-19 lây lan trên diện rộng, dẫn tới sự suy giảm về nhu cầu sử dụng dầu. Do vậy, việc Ả Rập Xê Út gia tăng sản lượng dầu và tiến hành chiến thuật được dự báo sẽ có có tác động tiêu cực lên giá dầu trong thời gian tới.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phiên giao dịch 9.3, chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất trong 19 năm qua