Phòng lab do TS Trần Đình Phong phụ trách tại Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội là mô hình lab mà nhà khoa học đóng vai trò chính trong việc lập ra nó có quyền hạn rất lớn.

Phòng thí nghiệm tự chủ: Một hướng đi mới của khoa học Việt Nam

Thu Anh | 26/09/2016, 18:34

Phòng lab do TS Trần Đình Phong phụ trách tại Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội là mô hình lab mà nhà khoa học đóng vai trò chính trong việc lập ra nó có quyền hạn rất lớn.

Theo thống kê của Bộ Khoa học -Công nghệ, hiện nay 16 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia với mức kinh phí đầu tư gần 1.000 tỉđồng đã cho thấy tác động tích cực, góp phần phát triển ngành khoa học và công nghệ (KHCN) nước nhà. Tuy nhiên, vẫn còn không ít phòng thí nghiệm trọng điểm hoạt động chưa hiệu quả, bộc lộ nhiều bất cập như thiếu nguồn nhân lực, thiếu đồng bộ về thiết bị và đề tài dự án thực hiện...

Chứng minh cho điều này, PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh (Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng than rằng khó khăn lớn nhất đối với các nhà khoa học trong nước bây giờ chính là việc thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất nên những nghiên cứu thường bị các tạp chí cóuy tín nghi ngờ về kết quả đạt được cũng như hiệu quả thực sự của dự án. Chính vì vậy, những nhà nghiên cứu khoa học trong nước thường rất mất thời gian và sức lực để thuyết phục những tạp chí uy tín cũng như tạo dựng lòng tin trong họ.

Từ những thiếu thốn đó, mới đây phòng lab do TS Trần Đình Phong phụ trách tại Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội là mô hình phòng lab mà nhà khoa học đóng vai trò chính trong việc lập ra nó có quyền hạn rất lớn.

Theo TS Phong, với cơ sở vật chất trong phòng lab, trường chỉ quản lý về hành chính còn những vấn đề về phát triển nghiên cứu… đều theo ý của nhà khoa học. Cụ thể, nhà khoa học muốn trang bị loại máy nào thì sẽ đề cập với trường rồi tìm nguồn tiền để mua.

Với phòng thí nghiệm tự chủ như vậy, vai trò của nhà khoa học đối với chất lượng phòng thí nghiệm rất lớn. Phòng lab của TS Phong hiện có giá trị đầu tư gần 300.000 USD, trong đó trường chỉ rót khoảng 25.000 - 30.000 USD, một phần quan trọng trong số còn lại do chính TS Phong đi mời tài trợ, vận động…

Được biết, hiện phòng lab này có những thiết bị hiện đại mà nhiều nhà nghiên cứu mơ ước như máy đo điện hóa PGSTAT302N + phần mềm Nova + mô đun tổng trở, máy scan Kelvin Porbe SKP5050, kính hiển vi điện tử quét trong môi trường chân không và đo phát quang cathode…

TS Nguyễn Hữu Thiện - Chủ tịch Hội Các phòng thí nghiệm Việt Nam cũng cho rằng việc nhà khoa học chịu trách nhiệm với các kết quả nghiên cứu cũng đồng nghĩa với quyền chọn thành viên tham gia cũng như thiết bị phục vụ cho nghiên cứu đó.

GS-TS Nguyễn Văn Hiếu - Viện trưởng Viện ITIMS (Trường đại học Bách khoa Hà Nội) nhận định: “Việc đầu tư thiết bị do xuất phát từ nhu cầu của nhà nghiên cứu, tiền cũng do họ kiếm ra sẽ giúp cho các nhóm nghiên cứu cho ra được những mô hình nghiên cứu hiệu quả hơn. Trong khi đó, với kiểu đầu tư truyền thống - Bộ rót kinh phí qua trường, trường đưa xuống khoa, khoa chuyển cho bộ môn mua thiết bị, các nhóm nghiên cứu sẽ khó có được máy móc chuyên sâu cần cho công việc của mình”.

Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh, mô hình này có nhiều lợi điểm như nhỏ gọn hơn, sự phát triển của bản thân nó linh hoạt, phù hợp và bám sát các hướng nghiên cứu mà nhà khoa học theo đuổi. Khi mỗi phòng lab như vậy hoạt động tốt, nó là một đơn vị cơ sở để cấu thành mạng lưới các phòng thí nghiệm tự chủ và mạng lưới này có thể sẽ có “sức sống” tốt hơn.

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phòng thí nghiệm tự chủ: Một hướng đi mới của khoa học Việt Nam