Một nhân viên an ninh tình báo được phái đến mưu hại Nguyễn Cao Kỳ bị phát hiện và bắt giữ tại căn cứ Tân Sơn Nhất. Thuộc hạ Kỳ thẩm vấn. Nhân viên ấy thú nhận mình là tay chân tướng Đặng Văn Quang theo lệnh tình báo dinh Độc Lập theo dõi để “lập mưu ám sát” Kỳ. Thực hiện việc đó còn nhiều người khác nữa. Nắm lời khai, Kỳ âm thầm mở cuộc “hành quân” bắt trọn ổ...

Phụ lục 6: Tình báo dinh Độc Lập vào cuộc thanh toán nội bộ

Một Thế Giới | 26/01/2015, 16:08

Một nhân viên an ninh tình báo được phái đến mưu hại Nguyễn Cao Kỳ bị phát hiện và bắt giữ tại căn cứ Tân Sơn Nhất. Thuộc hạ Kỳ thẩm vấn. Nhân viên ấy thú nhận mình là tay chân tướng Đặng Văn Quang theo lệnh tình báo dinh Độc Lập theo dõi để “lập mưu ám sát” Kỳ. Thực hiện việc đó còn nhiều người khác nữa. Nắm lời khai, Kỳ âm thầm mở cuộc “hành quân” bắt trọn ổ...

Phụ lục 5: Đại sứ Martin đến sân bay Tân Sơn Nhất vào giờ chót để làm gì?
Phụ lục 4: Ông Dương Văn Minh qua đời và dư luận bên kia...
Mất cao nguyên, Thiệu chưa kịp hoàn hồn thì tiếp đến các thất bại liên hồi ở miền Trung. Tư lệnh tiền phương phụ trách phía Bắc đèo Hải Vân là trung tướng Lâm Quang Thi rút chạy. Đang đêm, sau khi thất thủ ở Huế và Đà Nẵng, các tướng Ngô Quang Trưởng, Bùi Thế Lân đi bộ qua vùng rừng núi Quảng Nam suýt chút nữa thì “mất liên lạc” - như lời Trần Văn Đôn kể:
“Các ông ấy định gọi tàu mới sực nhớ ra là không có mật mã vì sĩ quan tùy viên mang đi rồi nên không liên lạc được với hải quân dù là thấy tàu trước mắt. May mắn là một lúc sau có ca nô của Hồ Văn Kỳ Tường, chỉ huy trưởng Hải khu Đà Nẵng, cho chạy dọc bờ tìm kiếm nên ghé vào vớt hai ông ra tàu”...

Ông Trưởng cay đắng vì quân đoàn I có “200.000 quân ưu tú nhất của quân đội Sài Gòn, gạo, vũ khí, đạn dược có thể giữ được 6 tháng, vậy mà...”.
Về phần Nguyễn Cao Kỳ bảo tướng Trưởng muốn áp dụng chiến thuật cầm cự, tập trung quân để "cố thủ một số điểm ven biển" nhưng tinh thần binh sĩ hoang mang từ lúc “xương sống” cao nguyên bị dập gãy, phần bất mãn thấy cấp sĩ quan chỉ huy họ miệng kêu gọi ở lại tiếp tục chiến đấu nhưng sắp đặt sẵn để gia đình chạy trốn trước. Hằng trăm nghìn dân thường kinh hoàng đua nhau ùn ùn đổ về phía Nam.

Và rốt cuộc, Kỳ viết, vùng I chiến thuật nơi đông quân thiện chiến nhất với “một sư đoàn thủy quân lục chiến, một sư đoàn nhảy dù, sư đoàn I bộ binh cùng lực lượng thiết giáp và không quân, hùng mạnh nhất của miền Nam Việt Nam đã bại trận, tháo chạy một cách bi thảm”.

Trong bối cảnh đó, hai ngày trước khi mất Đà Nẵng: Nguyễn Cao Kỳ không để Thiệu yên, tuyên bố" thành lập “ủy ban cứu nguy dân tộc” vào 27/3. Rõ là Kỳ muốn giành quyền “lãnh đạo quân dân” với Thiệu nhân lúc Thiệu rối bời. Rảnh tay đâu mà đối thoại với phe Kỳ, Thiệu lệnh cho viên tướng đảm nhiệm an ninh tình báo là Đặng Văn Quang theo dõi “giải quyết” vụ việc.

Và Quang chuẩn bị hành động thì tướng CIA Charles Timmes, nhân viên cao cấp Tòa đại sứ Mỹ, xuất hiện một cách khó hiểu bên cạnh Kỳ. Timmes với sự đồng ý của đại sứ Martin cho đặt một đường dây điện thoại riêng nối liền Tòa đại sứ với nhà Kỳ nằm trong căn cứ Tân Sơn Nhất. Lý do bên ngoài của việc lắp đặt đường dây này là để Kỳ có thể nhanh chóng trao đổi ý kiến mới nhất về chiến sự đang sôi động. Còn bên trong “đường dây nóng” đó chẳng ai cấm Kỳ - Martin và Timmes bàn đến số phận của nhóm Thiệu.

Sau này qua Mỹ, Kỳ nói là vào thời điểm đó quả ông ta có ý định lật đổ Thiệu thật. Tình báo dinh Độc Lập của Thiệu nắm được ý định đó và muốn ra tay trước, nhưng Martin đánh động để Kỳ đề phòng.
Hai việc xảy ra khiến Kỳ chột dạ: Việc thứ nhất, viên tướng tư lệnh không quân Trần Văn Minh mà Kỳ đã bổ nhiệm trước kia đến thăm và thảo luận về “sự cần thiết phải thay đổi lãnh đạo” của guồng máy quốc gia, trắng ra là tống khứ Thiệu bằng đảo chính. Cuối câu chuyện, Minh cảnh báo:

- Anh vẫn là  sếp của tôi, tôi sẽ đứng về phía anh trong bất cứ việc gì. Nhưng xin báo để anh biết: nếu anh có quyết định làm gì thì phải hết sức thận trọng, nếu không họ sẽ giết anh trước.

Kỳ bảo Minh nói như vậy là rất chân tình với mình, hỏi tới:

  • Chắc là anh còn biết nhiều chuyện hơn nữa, sao không nói rõ chi tiết cho tôi biết?

Minh đáp:

  • Martin đang theo dõi anh đấy. Người Mỹ cho người đến thuyết phục tôi đừng cộng tác với anh nếu anh ra tay hành động, (đảo chính)
Câu nói của tướng Minh “bắn tin”: Mỹ chưa muốn “ủy ban” của Kỳ lật đổ Thiệu lúc đó. Tòa đại sứ Mỹ cũng chưa muốn tình báo dinh Độc Lập “thanh toán” Kỳ. Sự việc xem ra có vẻ mâu thuẫn, nhưng có lẽ đó là “hai mặt của một thực tế” trong cuộc cờ của Mỹ. Martin gắng giữ sự “ổn định” màu mè trước giờ cuốn gói.
Sau đó vài ngày, cứ như lời Kỳ thuật lại, một nhân viên an ninh tình báo của Đặng Văn Quang phái đến mưu hại Kỳ bị nghi ngờ, phát hiện và bắt giữ tại căn cứ Tân Sơn Nhất. Thuộc hạ Kỳ thẩm vấn, nhân viên ấy thú nhận mình là tay chân tướng Quang theo lệnh của tình báo dinh Độc Lập theo dõi để “lập mưu ám sát” Kỳ, thực hiện việc đó còn nhiều người khác nữa.

Nắm lời khai, Kỳ âm thầm mở cuộc “hành quân” bắt trọn ổ, rồi làm im không công bố gì.
Như vậy, sau ngày viên tư lệnh không quân (tướng Minh) bắn tin, đến lượt tình báo Thiệu - Quang chực hại, Kỳ muốn “những người bạn Mỹ” có ý kiến trực tiếp với mình.

Muốn là được, một sáng sớm tướng Timmes điện tới hỏi có thể đến nhà thăm Kỳ vào chiều hôm ấy không, và cùng đi với Timmes sẽ có “một viên chức cao cấp”, Kỳ đáp “được chứ”. Ba giờ chiều hôm đó, người đi với Timmes là đại sứ Martin. Ông đại sứ đã chạm đến “mạng mạch” chính trị của Kỳ:
  • Nếu ông có thể lập chính phủ, ông sẽ đối xử với tổng thống Thiệu như thế nào?

Kỳ có biết đâu rằng đó chỉ là “bài không tên số 0” của ngài đại sứ; Kỳ mê đi khi Martin đều giọng:

  • Thiệu thường nói đến chiến đấu nhưng nói và làm khác nhau rất xa (...) Xin hãy nghĩ đến những mất mát của các ông (chỉ riêng) ở Đà Nẵng...
Kỳ phụ họa rằng thất bại ở Đà Nẵng là tai hại và nói văng mạng là phe Kỳ đủ sức thay Thiệu chặn đứng cuộc tiến công vũ bão của quân giải phóng (!).

Nghe thế, Martin vặn lại: “Vậy thì bằng cách nào? Và ở đâu?”.

Kỳ huơ tay chỉ lên tấm bản đồ do tướng Timmes trải trên sàn nhà rồi vạch một đường cắt ngang phía bắc vịnh Cam Ranh, cao giọng hão huyền: "Ở đây!”.

Nhưng mươi ngày sau, cơn sóng thần ập tới đó, cuốn trôi cả ảo tưởng về “chiến lược phòng ngự” ngang vĩ tuyến 13... (Còn nữa)

Mai Nguyễn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phụ lục 6: Tình báo dinh Độc Lập vào cuộc thanh toán nội bộ