Đó là 1 trong 3 nghiên cứu đáng chú ý gần đây về COVID-19.

Phụ nữ mắc COVID-19 trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến phát triển trí não của trẻ sơ sinh

Sơn Vân | 10/06/2022, 09:12

Đó là 1 trong 3 nghiên cứu đáng chú ý gần đây về COVID-19.

Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ bị COVID-19 kéo dài

Các phân tích mới của 7 nghiên cứu trước đây cho thấy bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc triệu chứng COVID-19 kéo dài (di chứng hậu COVID-19).

Các nhà khoa học đã xem xét các nghiên cứu theo dõi người bệnh trong ít nhất 4 tuần sau khi phục hồi từ COVID-19 để xem những cá nhân nào phát triển các triệu chứng dai dẳng như sương mù não, trầm cảm, khó thở...

Trong ba nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ phát triển COVID-19 kéo dài gấp 4 lần so với những người không bị bệnh này, theo bài trình bày tại Phiên họp Khoa học hàng năm của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ.

Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh tiểu đường dường như là "yếu tố nguy cơ tiềm ẩn với COVID-19 kéo dài" nhưng phát hiện của họ chỉ là sơ bộ vì các nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp khác nhau, định nghĩa về COVID-19 kéo dài và thời gian theo dõi khác nhau. Một số nghiên cứu xem xét bệnh nhân nhập viện, trong khi cái khác tập trung vào người bị các triệu chứng COVID-19 nhẹ hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Cần nhiều nghiên cứu chất lượng cao hơn trên nhiều quần thể và bối cảnh để xác định xem bệnh tiểu đường có thực sự là một yếu tố nguy cơ với COVID-19 kéo dài không. Trong khi chờ đợi, theo dõi cẩn thận những người bị bệnh tiểu đường mắc COVID-19 có thể là điều được khuyến cáo”.

Phụ nữ mắc COVID-19 trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến phát triển trí não của trẻ sơ sinh

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ mắc COVID-19 khi đang mang thai có nguy cơ gặp các vấn đề về phát triển trí não cao hơn mức trung bình.

Họ đã nghiên cứu 7.772 trẻ sơ sinh được sinh ra ở bang Massachusetts (Mỹ) từ tháng 3 đến tháng 9.2020, theo dõi các bé cho đến khi được 12 tháng tuổi.

Trong thời gian đó, 14,4% trẻ sinh ra trong số 222 phụ nữ mắc COVID-19 trong thai kỳ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phát triển thần kinh, so với 8,7% bé có mẹ tránh được vi rút SARS-CoV-2 khi mang thai.

Sau khi tính đến các yếu tố nguy cơ phát triển thần kinh khác, bao gồm cả sinh non, nhiễm SARS-CoV-2 khi mang thai có liên quan đến nguy cơ chẩn đoán rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ cao hơn 86%. Các nhà nghiên cứu vừa báo cáo điều này trên Tạp chí JAMA Network Open. Nguy cơ tăng hơn gấp đôi khi nhiễm SARS-CoV-2 xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba.

Tam cá nguyệt thứ ba là chặng đường cuối cùng của thai kỳ, kéo dài kể từ tuần 29 đến tuần 40. Ở tam cá nguyệt này, trẻ sơ sinh sẽ phát triển hoàn thiện và bắt đầu quay đầu xuống để chuẩn bị chào đời.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng nghiên cứu của họ rất ngắn gọn và không thể loại trừ khả năng rằng ảnh hưởng bổ sung đến phát triển thần kinh sẽ trở nên rõ ràng khi trẻ lớn lên. Mặt khác, họ lưu ý cần có các nghiên cứu lớn hơn và nghiêm ngặt hơn để loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác và chứng minh rằng vi rút SARS-CoV-2 là nguyên nhân.

mac-covid-19-trong-thai-ky-co-the-lien-quan-den-phat-trien-tri-nao-o-tre-so-sinh.jpg
Người phụ nữ mang thai được tiêm vắc xin COVID-19 trong chương trình tiêm chủng hàng loạt ở khu đô thị Apodaca, ngoại ô Monterrey, Mexico - Ảnh: Reuters

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em ít phổ biến hơn khi Omicron chiếm ưu thế

Theo một nghiên cứu mới, hội chứng viêm hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng ở một số trẻ em nhiễm SARS-CoV-2 càng trở nên hiếm hơn khi biến Omicron chiếm ưu thế và nhiều trẻ em được tiêm vắc xin hơn.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ Đan Mạch về hơn nửa triệu trẻ em và thanh thiếu niên mắc COVID-19 vào thời điểm Omicron chiếm ưu thế, khoảng một nửa trong số đó nhiễm SARS-CoV-2 đột phá (tiêm 2 hay 3 mũi vắc xin nhưng vẫn nhiễm vi rút).

Nhìn chung, chỉ có một bé được tiêm vắc xin và 11 bé chưa được tiêm chủng phát triển Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C), gây viêm ở tim, phổi, thận và não sau khi nhiễm SARS-CoV-2 nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Điều đó có nghĩa là tỷ lệ 34,9 trường hợp bị MIS-C trên 1 triệu trẻ em mắc COVID-19 chưa được tiêm vắc xin và 3,7 trường hợp bị MIS-C trên 1 triệu trẻ em mắc COVID-19 đã tiêm vắc xin. Các nhà nghiên cứu cho biết thông tin này trên Tạp chí JAMA Pediatrics.

Để so sánh, tỷ lệ các trường hợp bị MIS-C khi biến thể Delta chiếm ưu thế là 290,7 trên 1 triệu trẻ em mắc COVID-19 chưa được tiêm vắc xin và 101,5 trên 1 triệu trẻ em mắc COVID-19 đã tiêm vắc xin.

Theo các nhà nghiên cứu, thực tế là nguy cơ MIS-C thấp hơn đáng kể ở trẻ em được tiêm chủng cho thấy vắc xin COVID-19 đang giúp giữ cho hệ thống miễn dịch không gây ra phản ứng viêm nguy hiểm, vốn là một dấu hiệu của MIS-C.

Bài liên quan
Nghiên cứu đầu tiên về di chứng hậu COVID-19 ở người nhiễm Omicron so với các biến thể khác
Những ai nhiễm Omicron có thể ít bị phát triển triệu chứng COVID-19 kéo dài hơn người nhiễm các biến thể khác, tác giả nghiên cứu mới ở Nhật Bản kết luận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phụ nữ mắc COVID-19 trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến phát triển trí não của trẻ sơ sinh