Việc tiếp tục phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc ở mức rất cao thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sắn gặp bất ổn, rủi ro.

Phụ thuộc vào Trung Quốc, cây sắn Việt Nam chịu rủi ro

Tuyết Nhung | 26/10/2020, 14:54

Việc tiếp tục phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc ở mức rất cao thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sắn gặp bất ổn, rủi ro.

Trung Quốc hiện đang là thị trường chủ lực của ngành sắn Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm nay đạt 1,25 triệu tấn, tương tương với 427 triệu USD, tăng 18% về sản lượng và tăng 3,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

cf72346715cc4b86296daba27397b4e5(1).jpg
Xuất khẩu sắn sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều rủi ro.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu sắn sang Trung Quốc sẽ tăng mạnh bởi các đơn đặt hàng từ nước này tăng.

Trong khi đó, ngành sắn dự báo xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam sẽ tốt hơn trong thời gian tới khi các nhà máy chế biến Trung Quốc hoạt động tăng cường trở lại sau thời gian dài bị dừng bởi dịch COVID-19. Theo đó, giá xuất khẩu 2 mặt hàng này cũng sẽ trên đà tăng dần do nhu cầu mua từ phía Trung Quốc tốt hơn, nguồn cung nội địa khan hiếm do thời tiết nắng nóng và yếu tố dịch bệnh trên cây sắn.

Tuy nhiên, ngành sắn cho biết vẫn chưa thể xác lập chắc chắn một mức tăng ổn định trong dài hạn khi giá ngô thế giới có thể thay đổi bán ra ở mức thấp khi nguồn cung được bổ sung, cộng thêm tỉ giá đồng Nhân dân tệ khó đoán trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước này.

Hiệp hội Sắn Việt Nam nhận định: "Trong 5 năm gần đây, tỷ trọng kim ngạch sản phẩm sắn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm không đáng kể. Tuy nhiên, việc tiếp tục tình trạng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc ở mức rất cao thời gian qua và tìm thị trường khác chưa đạt như kế hoạch đặt ra của ngành sắn đã tạo ra nhiều rủi ro bất ổn cho các doanh nghiệp".

Mặc dù là một khách hàng lớn của Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp cho biết thời gian qua đã gặp không ít khó khăn khi giao dịch với khách hàng Trung Quốc.

Trao đổi với Một Thế Giới, một doanh nghiệp xuất khẩu sắn cho biết: "Phía đối tác Trung Quốc thường xuyên thay đổi mà không có dự lệnh báo trước nên các doanh nghiệp Việt Nam không chủ động được mà chỉ có giải pháp đối phó tạm thời, gây rủi ro phần lớn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự không đồng nhất trong việc ghi thông tin bao bì sản phẩm, không theo thông lệ quốc tế, mỗi địa phương, cửa khẩu có quy định mẫu mã khác nhau, gây ra khó khăn nhất định trong khâu tiêu thụ cho doanh nghiệp xuất khẩu sắn của Việt Nam cả chính ngạch và tiểu ngạch".

Không chỉ vậy, doanh này cho biết thêm, dịch COVID-19 kéo dài thời gian qua nên từng cửa khẩu yêu cầu về thời gian, lưu lượng, nhân lực và phương tiện giao hàng khác nhau. Có đơn vị phải xếp hàng xe chờ 15-20 ngày mới giao được xe hàng. Điều này đã gây áp lực lớn cho doanh nghiệp Việt Nam về chi phí. Mặt khác, doanh nghiệp ngành sắn cũng bị tồn đọng hàng, dòng tiền luân chuyển chậm dẫn đến thiếu vốn thu mua nguyên liệu sản xuất.

Trước thực trang trên, ngành sắn dự báo xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam trong ngắn hạn sẽ ổn định hơn so với hồi đầu năm. Dự kiến các cặp cửa khẩu biên mậu Việt - Trung có thể được mở cửa trở lại trong tháng 10. 2020. Đây là tín hiệu đáng mừng cho xuất khẩu ngành sắn.

"Lượng hàng tồn trong các nhà máy ở Việt Nam cũng không còn nhiều nên dự báo khả năng xuất khẩu sẽ tốt lên trong những tháng tới. Trong khi đó giá xuất khẩu sắn lát có thể tăng trong ngắn hạn khi nhu cầu hỏi mua của Trung Quốc tăng và tồn kho nội địa đạt thấp", Hiệp hội Sắn dự báo.

Trong thời gian này, thị trường Châu Âu đã mở cửa sau khi Việt Nam và EU ký Hiệp định EVFTA. Theo đó, thuế nhập khẩu sản phẩm sắn Việt Nam vào thị trường này giảm mạnh, tạo lợi thế cạnh tranh so với xuất khẩu sang Trung Quốc. Trước mắt, hạn ngạch miễn thuế đối với Tinh bột sắn vào EU là 30.000 tấn/năm (Loại TRQ – có hạn ngạch), ngoài 30.000 tấn sẽ phải chịu thuế 166 EURO/tấn, tương đương với 4,4 triệu đồng/tấn tiền thuế.

Ngoài ra, thị trường Hàn Quốc, Malaysia cũng có nhiều triển vọng khi sản phẩm Việt Nam ngày càng sang hai thị trường này nhiều hơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phụ thuộc vào Trung Quốc, cây sắn Việt Nam chịu rủi ro