Các bị cáo bị xác định là đồng phạm trong vụ án đều xin giảm nhẹ hình phạt và bổ sung thêm các tình tiết giảm nhẹ như gia đình có công với cách mạng, bản thân có nhiều thành tích trong công tác, phạm tội lần đầu và ít nghiêm trọng…

Phúc thẩm vụ 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng: Nhiều bị cáo xin giảm nhẹ vì phạm tội lần đầu

Thu Anh | 05/05/2020, 17:00

Các bị cáo bị xác định là đồng phạm trong vụ án đều xin giảm nhẹ hình phạt và bổ sung thêm các tình tiết giảm nhẹ như gia đình có công với cách mạng, bản thân có nhiều thành tích trong công tác, phạm tội lần đầu và ít nghiêm trọng…

Ngày 5.5, HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục tiến hành xét xử vụ án liên quan đến 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng. Theo đó, HĐXX cấp phúc thẩm đã tiến hành xét kháng cáo của các bị cáo đồng phạm bị kết tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.

Ở tội danh này, đa phần các bị cáo đều xin giảm nhẹ hình phạt và bổ sung thêm các tình tiết giảm nhẹ như gia đình có công với cách mạng, bản thân có nhiều thành tích trong công tác, phạm tội lần đầu và ít nghiêm trọng… Trước đó, các bị cáo đồng phạm bị Tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt từ 18 tháng tù đến 4 năm 6 tháng tù.

Cụ thể, bị cáo Lê Anh Tuấn (Chủ tịch Công ty cung ứng tàu biểnĐà Nẵng) bị cấp sơ thẩm xử phạt 18 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”; sau đó, bị cáo kháng cáo với nội dung xin giảm nhẹ hình phạt. Liên quan đến dự án 20 Bạch Đằng, theo lời khaibị cáo Tuấn tại phiên phúc thẩm,năm 2008, doanh nghiệp làm đơn xin chuyển quyền sử dụng đất, không phải mua nhà công sản. Thực tế, bị cáo ký 2 công văn gửi cho UBND thành phố, trong đó có 1 công văn xin chuyển quyền sử dụng đất, xin giảm hệ số sinh lợi; vàgiá đất là do cấp thẩm quyền đưa xuống; khi thấy giá đắt nên doanh nghiệp xin giảm giá.

Theo bản án sơ thẩm, sau khi UBND TP.Đà Nẵng đồng ý có chủ trương bán nhà, đất công sản nêu trên, Lê Anh Tuấn đã nộp tiền đặt cọc để mua nhà với số tiền 2 tỉ đồng. Thông qua mối quan hệ quen biết với Lê Anh Tuấn, Phan Văn Anh Vũ biết được Công ty CP Cung ứng tàu biển Đà Nẵng được UBND thành phố đồng ý bán nhà, đất công sản số 20 Bạch Đằng không qua đấu giá (đối tượng được mua theo Nghị định số 61/CP ngày 5.7.1994 của Chính phủ).

Phan Văn Anh Vũ đã chỉ đạo bị cáo Nguyễn Quang Thành (em vợ Vũ) gặp Lê Anh Tuấn để thỏa thuận nội dung: Công ty CP Cung ứng Tàu biển đứng ra làm các thủ tục mua nhà, đất này, sau đó chuyển nhượng lại cho Vũ; Vũ sẽ hoàn trả số tiền 2 tỉ đồng nộp tiền đặt cọc do Công ty đã nộp và thanh toán tiền mua nhà theo giá phê duyệt của UBND thành phố.

Về phần mình, sau khi bị Tòa cấp sơ thẩm kết án 18 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” bị cáo Huỳnh Tấn Lộc (cựu Giám đốc Công ty công nghệ phẩm Đà Nẵng) đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bị cáo Lộc bị kết tội vì liên quan đến hành vi ký tờ trình gửi UBND thành phố về việc xin chuyển quyền sử dụng nhà, đất số 37 Pasteur. Khi Phan Văn Anh Vũ biết được chủ trương của UBND TP.Đà Nẵng trong việc bán nhà, đất công sản trên cho Công ty Công nghệ phẩm Đà Nẵng (đơn vị đang thuê theo Nghị định 61/CP ngày 5.7.1994), nên Vũ đã gặp Huỳnh Tấn Lộc và thỏa thuận.

Theo nội dung thỏa thuận được ghi nhận trong bản án sơ thẩm, Công ty Công nghệ phẩm Đà Nẵng đứng ra làm các thủ tục để được UBND thành phố phê duyệt bán nhà, đất số 37 Pasteur, giảm 10% tiền sử dụng đất; giảm hệ số sinh lợi và chuyển đổi tên người nhận quyền sử dụng đất từ Công ty Công nghệ phẩm Đà Nẵng sang cho Phan Văn Anh Vũ. Toàn bộ số tiền phải nộp mua nhà, đất theo giá phê duyệt của UBND thành phố sẽ do Vũ nộp, đổi lại Vũ sẽ trả tiền “hoa hồng” cho Công ty Công nghệ phẩm Đà Nẵng bằng ½ số tiền trong việc được xét giảm 10% tiền sử dụng đất.

Làm rõ hơn chi tiết này, bị cáo Lộc khai nhận ông Nguyễn Bá Thanh (khi đó là Bí thư Đà Nẵng) có điện thoại bảo bán đất cho Vũ; lúc sau, ông Trần Văn Minh (cựu Chủ tịch Đà Nẵng) có điện thoại và nói ý kiến của Bí thư Nguyễn Bá Thanh. Do cấp trên điện thoại, bị cáo mới quen biết Vũ nhưng không có sự hứa hẹn nào giữa 2 người.

Ngoài ra, với các bị cáo bị xác định là đồng phạm trong vụ án này cũng đều thừa nhận làm theo chỉ đạo của cấp trên, các bị cáo khẳng định không tham mưu, đề xuất, không thỏa thuận cũng không được hưởng lợi.

Theo bản án sơ thẩm, vì những động cơ khác nhau, Trần Văn Minh và các đồng phạm đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cố ý làm trái các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, các quy định về quản lý đất đai trong thời gian dài từ năm 2006 - 2014; giúp cho Phan Văn Anh Vũ thu lợi bất chính đặc biệt lớn thông qua việc nhận nhiều đất dự án, mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước, tạo dư luận bức xúc, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước.

Từ đó, Trần Văn Minh và đồng phạm đã tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ trực tiếp được nhận chuyển giao tài sản, quyền quản lý, khai thác đối với 15/22 nhà, đất công sản và 6/7 dự án đất trên cơ sở tạo cơ hội cho Vũ có quyền quyết định việc chuyển nhượng, khai thác, sử dụng… nhằm trục lợi, khiến số tiền Nhà nước bị thiệt hại tại 22 nhà đất công sản là trên 2.400 tỉ đồng; tại 7 dự án là trên 19.600 tỉ đồng.

Nhã Thanh

Cựu Chủ tịch Đà Nẵng nộp thêm chứng cứ tại phiên phúc thẩm

Cựu chủ tịch Đà Nẵng đề nghị tòa mời ông Huỳnh Đức Thơ tham dự phiên phúc thẩm

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phúc thẩm vụ 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng: Nhiều bị cáo xin giảm nhẹ vì phạm tội lần đầu