Ông Nguyễn Thanh Bình (Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học-Công nghệ) cho biết, những thế lực làm hàng giả, hàng nhái không dại gì làm sản phẩm y hệt vì sẽ bị xử phạt rất nặng mà họ lách luật bằng việc thay đổi cấu trúc nhãn hiệu để làm giả.

Phương thức làm hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi

Trí Lâm | 22/12/2016, 19:31

Ông Nguyễn Thanh Bình (Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học-Công nghệ) cho biết, những thế lực làm hàng giả, hàng nhái không dại gì làm sản phẩm y hệt vì sẽ bị xử phạt rất nặng mà họ lách luật bằng việc thay đổi cấu trúc nhãn hiệu để làm giả.

Tại buổi giao lưu trực tuyến “Doanh nghiệp với cuộc chiến chống vi phạm nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam” do báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 22.12 tại trụ sở VCCI, ông Đỗ Thanh Lam – Tổng thư ký Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam chia sẻ, thực trạng hàng giả, hàng nhái và vi phạm sở hữu nhãn hiệu vẫn đang gia tăng và gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Ông Lam cho biết, những mặt hàng tiêu thụ nhiều, có giá trị, có thuế suất cao thì thường bị làm giả như: dược phẩm, vật tư nông nghiệp, gia dụng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Nhiều mặt hàng sản xuất ở nước ngoài khi nhập khẩu vào Việt Nam là chính ngạch nhưng lại gắn mác giả.

Từng là nạn nhân của hàng giả, ông Nguyễn Công Suất, Giám đốcCông ty Chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam (VNPOFOOD) cho hay, sau khisản phẩm dầu gấc Vinaga ra đời 3-4 năm thì có rất nhiều hàng giả, hàng nhái. Bằng cách thêm bớt chính tả mà hiện nay có tới hơn 30 loại tương tự dễ gây nhầm lẫn với sản phẩm của công ty.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốcTrung tâm phát triển tài sản trí tuệ (Cục Sở hữu trí tuệ) nói rằng hệ thống pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ (SHTT)tương đối tiên tiến so với các nước,có đầy đủ các bộ luật, Chính phủ cũng rất quyết tâm trong việc thực thinhưng có lẽ cái chúng ta thiếu là thực tế thực thi quyền SHTT.

“Hiện nay, những thế lực làm hàng giả, hàng nhái rất hiểu luật. Họ không dại gì làm sản phẩm y hệt vì sẽ bị xử phạt rất nặng, nhưng họ có thể lách luật bằng việc thay đổi cấu trúc nhãn hiệu để làm giả”, ông Bình nhấn mạnh.

Theo ông Bình, ngay trong quy định pháp luật của Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề, khó áp dụng. Ví dụ, khi bị xâm phạm bản quyền, nhiều doanh nghiệp không biết đi chỗ nào để kêu. Người thì nhờ Ban 389, người thì nhờ công an, hải quan…

Chuyên gia này cũng cho rằng, nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia bảo hộ nhãn hiệu còn nhiều vấn đề. Theo một số số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp hàng năm được cấp phép đăng ký kinh doanhở cấp bộ là 500.000 doanh nghiệp, chưa kể hộ kinh doanh cá thể. Nhưng thực tế văn bằng bảo hộ cấp ra mới có 200.000 văn bằng/năm.

“Con số này cho thấy số doanh nghiệp thực đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam chưa nhiều bởi doanh nghiệp chưa thực sự nhận thức được nhãn hiệu chính là tài sản của họ. Chỉ đến khi họ bị xâm phạm, họ mới nhận thức được giá trị của nhãn hiệu”, ông Bình nhấn mạnh.

Cuộc tọa đàm trực tuyến về vi phạm nhãn hiệu hàng hóa - Ảnh: Diễn đàn Doanh nghiệp

Ngoài ra, lý do các doanh nghiệp chưa chú trọng việc đăng ký bản quyền do hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đều là vừa và nhỏ nên nguồn lực cũng như nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu rất hạn chế, lại phải lo cơm áo cho người lao động nên nhiều khi bỏ qua vấn đề này.

Luật sư Nguyễn Quang Ngọc, Đại diện Công ty Pentax Việt Nam cũng chia sẻ, khi tiếp xúc với các cơ quan chức năng còn gặp nhiều trở ngại, chế tài xử lýkhông đủ mạnh, còn mông lung.

Ông Ngọc dẫn ra, có trường hợp với lô hàng có giá trị lên đến 5 tỉ đồng nhưng cơ quan quản lý chỉ phạt với giá 480 triệu đồng. Do đó nói rằng doanh nghiệp không tự bảo vệ mình trước việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa là không đúng. Với hàng hóa nhập vào Việt Nam 1 lãi 3 mà phạt như vậy là chưa đủ tính răn đe.

“Ngay trong khi đang xử lý các vụ việc vi phạm đã có những cuộc điện thoại gọi đến để xin tha, đấy là thực trạng đang tồn tại. Nếu chúng ta cứ để tình trạng này xảy ra thì đến một lúc doanh nghiệpsẽ chán nản trong việc tự bảo vệ mình”, ông Ngọc nhấn mạnh.

Đề xuất giải pháp, ông Nguyễn Thanh Bình cho rằng Chính phủ phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng dễ hiểu, dễ áp dụng, minh bạch, đặc biệt là các chế tài xử phạt. Giữa DN và các cơ quan nhà nước cần phải có sự phối hợp trong việc chống hàng giả. Về lâu về dài, phải xây dựng tòa án xử những vụ liên quan đến SHTT.

“Tôi cho rằng người tiêu dùng phải quyết định tất cả. Chúng ta hãy biến mình thành người tiêu dùng thông minh, lựa chọn hàng hóa ở nơi chắc chắn đảm bảo chất lượng. Nếu làm được như vậy mới nâng cao được quyền SHTT và hàng giả chắc chắn sẽ không còn đất sống”, ông Bình nhấn mạnh.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
10 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phương thức làm hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi