PVC cho rằng nếu bị PVN "buông tay" ở thời điểm hiện nay thì khả năng thu xếp cũng như xoay xở dòng tiền thực hiện dự án của PVC rất khó khăn.

PVC 'xin' PVN thoái vốn sau khi hoàn thành nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

27/07/2018, 06:00

PVC cho rằng nếu bị PVN "buông tay" ở thời điểm hiện nay thì khả năng thu xếp cũng như xoay xở dòng tiền thực hiện dự án của PVC rất khó khăn.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 - Ảnh: Internet

Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) kiến nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) báo cáo các cấp thẩm quyền quyết định điều chỉnh thời hạn thực hiện công tác thoái vốn của Tập đoàn tại PVC cho đến thời điểm sau khi PVC hoàn thành dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Vào nửa cuối quý 3/2017, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giai đoạn 2018-2020, trong đó PVN sẽ thoái toàn bộ vốn tại PVC sau năm 2018. Điều này được cho là có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tái cơ cấu PVC. Trong đề án cũ, PVN biến PVC thành đơn vị chuyển ngành xây lắp dầu khí, tổng thầu công trình lớn của Tập đoàn cho đến năm 2020.

Ban lãnh đạo PVC mới đây đã thông tin về công tác tái cơ cấu Tổng công ty. Theo đó PVC đang tiếp tục thực hiện rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị liên kết, đầu tư tài chính có ngành nghề kinh doanh không phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh chính của Tổng công ty và các đơn vị không có khả năng phục hồi, có nguy cơ cao giải thể/phá sản.

Trên cơ sở đó đề xuất phương án tái cơ cấu phần vốn góp của Tổng công ty tại mỗi đơn vị. Trong quý 4/2018, PVC đặt mục tiêu thoái toàn bộ vốn tại PVC-IC, triển khai công tác thoái vốn tại PVC Land và tiếp tục tìm kiếm đối tác nhận chuyển nhượng phần vốn góp của Tổng công ty tại các đơn vị khác trong kế hoạch tái cơ cấu của Tổng công ty.

Ban lãnh đạo công ty cho hay PVC đang thúc đẩy các đơn vị trực thuộc quyết liệt thoái vốn để thu về vốn đầu tư cho công ty mẹ, tập trung tài chính cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Do đó, Tổng công ty cần các cấp có thẩm quyền để phê duyệt, hướng dẫn triển khai thoái vốn tại các đơn vị với giá chuyển nhượng thấp hơn mệnh giá/ giá trị đầu tư để PVC có thể thu hồi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Trước tình hình khó khăn trên, PVC kiến nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt, hướng dẫn triển khai thoái vốn tại các đơn vị với giá chuyển nhượng thấp hơn mệnh giá/ giá trị đầu tư để PVC có thể thu hồi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Còn tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, khối lượng lớn thực hiện dở dang gây mất cân đối dòng tiền. PVC kiến nghị xem xét cắt giảm một số phạm vi công việc tại dự án cũng như hỗ trợ kịp thời về dòng tiền để thực hiện dự án. Nếu công tác thoái vốn của PVN tại PVC diễn ra trước khi dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hoàn thành, PVC sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu xếp dòng tiền thực hiện dự án này.

Theo đó, Tổng công ty kiến nghị PVN báo cáo các cấp thẩm quyền quyết định điều chỉnh thời hạn thực hiện công tác thoái vốn của Tập đoàn tại PVC cho đến thời điểm sau khi PVC hoàn thành dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 gồm 2 tổ máy với tổng công suất thiết kế 1.200MW do PVN làm chủ đầu tư và PVC làm tổng thầu EPC. Tổng mức đầu tư dự án là 41.799 tỉ đồng, thuộc danh mục các dự án nguồn điện cấp bách theo Quyết định 2414/QĐ-Ttg ngày 11.12.2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Giá trị giải ngân vốn đầu tư lũy kế từ khi khởi công đến hết năm 2017 khoảng 10.009 tỉ đồng và 892,52 triệu USD (tương đương 29.297,24 tỉ đồng). Trong đó, lũy kế giải ngân của hợp đồng EPC (tạm ứng và thanh toán) là 8.235,93 tỉ đồng và 766,33 triệu USD.

Đối với phần vay nước ngoài của dự án, PVN cho biết tổng giá trị vốn vay đã ký là 937,14 triệu USD bao gồm các hợp đồng vay trực tiếp và vay thương mại nước ngoài và hợp đồng bảo hiểm tín dụng. Đến nay đã giải ngân được số tiền 432,06 triệu USD, chiếm 46% hạn mức tiền vay, đã trả nợ gốc được 81 triệu USD, số dư 351 triệu USD. Số còn lại hơn 505 triệu USD chưa thể giải ngân.

PVN cho biết thời hạn giải ngân cuối cùng theo quy định của hợp đồng là ngày 28.9.2018. Việc xác định thời hạn giải ngân cuối cùng phụ thuộc vào tiến độ hoàn thành các tổ máy 1 và tổ máy 2 làm cơ sở hoàn tất các chứng từ thanh toán để giải ngân vốn vay.

Quyết định số 428 do Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 có đề cập tiến độ vận hành Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 như sau: Tổ máy 1 năm 2017, tổ máy 2 năm 2018. Căn cứ vào tình hình thực tế, PVN đã kiến nghị tiến độ dự án được điều chỉnh lại tiến độ, tổ máy 1 vào tháng 6.2019 và tháng 9.2019 cho tổ máy 2. Thế nhưng đến nay, tiến độ này vẫn chưa được xét duyệt.

Trong khi đó, Bộ Tài chính cũng có văn bản nhắc về khoản nợ cần được giải ngân cho phía tổ chức tín dụng đến tháng 9.2018. Bộ Tài chính cho biết không đồng ý với việc gia hạn hợp đồng vay sau thời điểm ngày 28.9.2018. Do đó, PVN phải tìm nguồn khác thay thế. Như vậy, nếu PVN "buông tay" PVC ở thời điểm hiện nay thì khả năng thu xếp cũng như xoay xở dòng tiền thực hiện dự án của PVC rất khó khăn.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PVC 'xin' PVN thoái vốn sau khi hoàn thành nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2