Theo trang tin Reuters, quan hệ giữa Úc với đối tác thương mại hàng đầu Trung Quốc chuẩn bị bước vào thời gian “thử thách” hai tuần, khi Canberra sắp thông qua luật chống nước ngoài can thiệp nhằm giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh vào chuyện nội bộ của mình.

Quan hệ Úc - Trung đối mặt sóng lớn

Cẩm Bình | 18/06/2018, 11:21

Theo trang tin Reuters, quan hệ giữa Úc với đối tác thương mại hàng đầu Trung Quốc chuẩn bị bước vào thời gian “thử thách” hai tuần, khi Canberra sắp thông qua luật chống nước ngoài can thiệp nhằm giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh vào chuyện nội bộ của mình.

Chỉ hai năm sau khi ký hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc, giúp xuất khẩu của Úc tăng mạnh, Thủ tướng Malcolm Turnbull lại sử dụng “can thiệp từ Bắc Kinh” làm lý do để đề xuất nhiều luật mới với mục đích hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài. Phát biểu trước Quốc hội vào cuối năm 2017, ông Turnbul bày tỏ lo ngại về những thông tin đảng Cộng sản Trung Quốc có nhiều nỗ lực can thiệp vào truyền thông, đại học và chính trị Úc.

Trên cơ sở lo ngại này, chính phủ trung hữu của Thủ tướng Turnbull đã chuẩn bị những luật cấm tài trợ chính trị của nước ngoài và yêu cầu các nhà vận động hành lang công khai nhóm lợi ích nước ngoài mà họ đang làm việc cho. Luật cũng sẽ mở rộng khái niệm của gián điệp.

Điều gì khiến Úc ngày càng cứng rắn với Trung Quốc?

Trong thời gian gần đây, Úc đã tìm cách cân bằng giữa một bên là đồng minh lâu năm Mỹ và một bên là đối tác xuất khẩu hàng đầu Trung Quốc. Tuy nhiên, thế cân bằng này ngày càng khó duy trì khi giới an ninh Canberra lên tiếng cảnh báo về mối nguy tấn công mạng đang tăng lẫn rủi ro bị can thiệp chính trị. Không những vậy, thái độ khinh thường phản đối của cộng đồng quốc tế, tiếp tục quân sự hóa Biển Đông phi pháp của Bắc Kinh cũng góp phần làm tăng căng thẳng trong quan hệ Úc - Trung.

Peter Jennings, người từng giữ vai trò cố vấn của cựu Thủ tướng Úc John Howard, đánh giá môi trường chiến lược thay đổi đã khiến nhà lãnh đạo Turnbull đương nhiệm phải từ bỏ quan điểm “thân Trung” năm 2015 để trở nên cứng rắn hơn.

Sóng gió sắp tới với quan hệ song phương

Trung Quốc vốn dĩ chỉ thực hiện những phản đối về ngoại giao trước cáo buộc của Úc nhưng đáp trả nênđã mở rộng sang kinh tế khi vào tháng trước, hải quan Trung Quốc đã trì hoãn việc vận chuyển hàng của 6 đơn vị sản xuất rượu vang của quốc gia châu Đại Dương.

Kim ngạch xuất khẩu rượu vang của Úc sang Trung Quốc trong năm 2017 đạt 848 triệu AUD (khoảng 647 triệu USD), và được dự báo chạm 1 tỉAUD (hơn 740 triệu USD) năm 2018. Phía Bắc Kinh hiện vẫn khẳng định nhập khẩu rượu được xử lý “theo thủ tục thông thường”.

Đầu tháng 6, Liên đoàn rượu vang Úc đã lên tiếng đề nghị chính quyền Thủ tướng Turnbull sớm đưa quan hệ hai nước trở lại bình thườngđể giúp dỡ bỏ “lệnh cấm ngầm” mà Trung Quốc đang áp dụng.

Rượu vang Úc bị thiệt hại khi quan hệ song phương căng thẳng - Ảnh: Nikkei Asian Review

Nhưng bất chấp áp lực kinh tế từ cường quốc châu Á, Canberra có thể sẽ thông qua luật chống nước ngoài can thiệp trong tuần này. Trọng tâm của những luật mới chính là yêu cầu các cá nhân phải khai báo những mối liên hệ với chính phủ nước ngoài của bản thân.

Theo John Lee, cựu cố vấn chính của Ngoại trưởng Úc Julie Bishop: “Những đạo luật về can thiệp nước ngoài đã lỗi thời, chỉ giải quyết được những sơ hở và điểm yếu của pháp luật Úc trước đó. Nó cần được cải tiến để phù hợp hoàn cảnh hiện tại”.

Trang Reuters còn cho biết thời điểm thông qua luật chống can thiệp nước ngoài có thể trùng với lúc Canberra ra lệnh cấm Huawei cung cấp thiết bị cho mạng di động 5G của nước này, do lo ngại tập đoàn viễn thông này có liên hệ với chính quyền Bắc Kinh.

Năm 2012, Huawei cũng bị cấm tham gia hệ thống băng thông rộng quốc gia Úc vì lý do an ninh. Mới đây nhất, Úc vừa “hất cẳng” Trung Quốc, giành quyền tài trợ một tuyến cáp mạng dưới biển và xây một trung tâm an ninh mạng cho đảo quốc Solomon láng giềng.

Mặc dù nỗ lực hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc bằng nhiều biện pháp cứng rắn, nhưng Úc vẫn có những động thái nhằm làm giảm căng thẳng. Bộ trưởng Thương mại Steven Ciobo cuối tháng 5 đã sang Trung Quốc (nhưng bị người đồng cấp phía Bắc Kinh từ chối gặp, chỉ hội kiến Thị trưởng Thượng Hải) và Ngoại trưởng Bishop cũng ngỏ ý tiến hành một cuộc gặp với quan chức Bắc Kinh.

Theo giới phân tích, Trung Quốc muốn Canberra phải cử quan chức cấp cao hơn dẫn đầu nỗ lực cứu vãn quan hệ, cụ thể là Thủ tướng Turnbull.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
'Chuyên gia' thẩm mỹ Mr Lee bị bắt vì xúc phạm người khác
Ngày 18.1, Trương Thanh Tịnh bị Công an TP.Thủ Đức khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quan hệ Úc - Trung đối mặt sóng lớn