Theo nhiều chuyên gia phân tích, bọn khủng bố tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) với những tay súng của chúng từ Trung Đông trở về nước, sẽ đẩy mạnh tấn công khủng bố ở Đông Nam Á, nhất là ở Philippines và Singapore.
Giáo sư Bilveer Singh của Đại học quốc gia Singapore cho haybọnIS và những kẻ ủng hộ có nhiều khả năng tấn công Philippines trước tiên, vì tại đây “đã có một mạng lưới phiến quân lâu đời và dày đặc, dù các nhóm này nhiều nhưng bị chia rẽ sâu sắc”.
Và một khi các nhóm phiến quân như Abu Sayyaf cùng nhau hành động và bọn IS có những kết quả bước đầu,thì chúng sẽ nhắm tới Singapore, vì nước này đã hỗ trợ máy bay không người lái trinh sát phục vụ cho cuộc chiến tại Marawi của Philippines, theo giáo sư Singh.
Giáo sư Singh cho biết: “Những phần tử cực đoan đổ lỗi cho Singapore khi lực lượng khủng bố thất bại tại Marawi. Chúng sẽ mang tâm lý phục thù”.
Cuộc chiến tại Marawi, thành phố đông người theo đạo Hồi ở miền Nam Philippines, bắt đầu nổ ra từ ngày 23.5. Phiến quân khủng bố Maute từng thề trung thành với bọnIS đã chiếm quyền kiểm soát nhiều vùng ở các đảo phía nam đất nước.
Đến ngày 23.10, Philippines tuyên bố giải phóng hoàn toàn Marawi, chấm dứt chiến dịch quân sự tại đây. Cuộc chiến kéo dài 5 tháng đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng.
Nhà nghiên cứu Graham Ong-Webb tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) nhận định chiến trường trọng điểm của bọn IS đã chuyển từ Trung Đông sang Đông Nam Á.
Tổ chức này đã thành công trong việc biến miền Nam Philippines thành một địa điểm bất ổn và có khả năng trở thành căn cứ điểm mới. Rất có thể bọn IS sẽ tăng cường tấn công vào nhiều thành phố lớn khác trong khu vực, trong đó có Singapore.
Cũng theo ông Graham, với những đóng góp cho cuộc chiến chống khủng bố (cung cấp tin tình báo, hỗ trợ hậu cần và y tế) thì việc Singapore bị chọn làm mục tiêu tấn công của khủng bố là điều dễ hiểu.
Còn theo giáo sư Rohan Gunaratna tại RSIS, chính vị thế trung tâm tài chính toàn cầu đã khiến Singapore rơi vào tầm ngắm.
Tuy nhiên, giáo sư Gunaratna cũng khẳng định “rất khó” để tấn công được Singapore, vì nước này đã đầu tư nhiều để nâng cấp năng lực bảo đảm an ninh và có một mạng lưới tin tình báo mạnh.
Ngoài ra, theo ông Singh, số lượng người ủng hộ bọnIS tại Singapore ít hơn so với hai nước láng giềng là Malaysia và Indonesia, do đó khả năng nước này bị tấn công cũng không cao.
Ông Singh cho biết: “Công tác chống cực đoan hóa cùng những quy định răn đe đã giúp giảm số lượng người ủng hộ bọn IS tại đây. Mối nguy hiểm với chúng tôi đến từ những kẻ ủng hộ IS trong khu vực đang nhắm vào Singapore”.
Trong số đó, ông Singh cho biết nhóm Katibah Nusantara là đối tượng đáng chú ý nhất. Nhóm này được xem là “chi nhánh của bọn IS tại Đông Nam Á”, được huấn luyện kỹcàng, hành tung và hành động vô cùng bí mật.
Một báo cáo năm 2015 của giáo sư Singh chỉ ra Katibah Nusantara chuyên tuyển mộ những người muốn gia nhập phiến quân IS ở Trung Đông và đóng vai trò lớn trong kết nối mạng lưới cực đoan ở khu vực Đông Nam Á.
Giáo sư Singh đánh giá: “Tuy Singapore chắc chắn là mục tiêu của bọn IS và phải cảnh giác cao độ, nhưng hiện tại chúng ta không phải mục tiêu tấn công trước mắt mà chỉ là đối tượng tấn công tiềm năng”.
Tuy nhiên, ông Gunaratna nói dù Singapore đã nỗ lực nâng cao an ninh khu vực để đối phó với nguy cơ từ bọn IS, nhưng nước này cũng phải chuẩn bị cho các kịch bản tấn công khủng bố xảy ra trên lãnh thổ của mình.
Cẩm Bình (theo Channel News Asia)