Tính tới năm 2022, cả nước có 815 cơ quan báo chí, 41.000 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, trong đó có hơn 19.000 người được cấp thẻ nhà báo.

Quán triệt các quy định của Ban Bí thư về báo chí, xuất bản tại phía Nam

Tú Viên | 11/05/2023, 18:41

Tính tới năm 2022, cả nước có 815 cơ quan báo chí, 41.000 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, trong đó có hơn 19.000 người được cấp thẻ nhà báo.

Ngày 11.5, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai các quy định mới của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII

Tham dự hội nghị còn có khoảng 500 đại biểu là lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy và một số ban, sở, ngành trực thuộc; lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí; chủ quản nhà xuất bản; lãnh đạo các cơ quan báo chí; nhà xuất bản ở TP.HCM và 32 địa phương khu vực phía Nam.

Hội nghị ghi nhận nhiều ý kiến của đại biểu xoay quanh các vấn đề như công tác quản lý nhà nước về báo chí xuất bản; tình trạng báo hóa tạp chí và xử lý kỷ luật việc này như thế nào.

n.jpeg
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại hội nghị

Bên cạnh đó là những trăn trở về xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí và các nhà báo. Việc cán bộ, đảng viên, nhà báo thiết lập và sử dụng Internet, mạng xã hội như thế nào cho đúng...

Đây là Hội nghị quan trọng dành cho các đại biểu khu vực phía Nam, tiếp sau thành công của Hội nghị dành cho đại biểu khu vực phía Bắc tổ chức tại TP.Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa vào ngày 6.4.2023.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, cho biết hội nghị góp phần giúp các đại biểu nắm sâu sắc, đầy đủ về những nội dung các quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành. Trên cơ sở đó, vận dụng vào tình hình thực tế và triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất trong các cấp ủy, tổ chức Đảng và hệ thống chính trị.

Theo ông Nghĩa, đối với các quy định của Ban Bí thư, khi đã triển khai là phải trên tinh thần nhất trí cao, phải làm hiệu quả, phải đi vào cơ sở và chính mỗi đảng viên. “Cần xác định rõ đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện các quy định trên”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Trong xu thế báo chí hiện đại, các cơ quan báo chí, nhà báo cần tiếp tục quán triệt sâu sắc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng hành cùng với sự phát triển của xã hội. Phải có những bài viết thấm sâu vào lòng dân, để dân biết cái nào sai trái, cái nào cần bảo vệ.

Về một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, ông Nghĩa nhấn mạnh các Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo cần hệ thống lại các văn bản chỉ đạo báo chí xuất bản. Đối với hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ cũng như các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước sắp tới, các cơ quan báo chí phải tuyên truyền đậm nét.

Dịp này, các đại biểu cũng đã nghe dự thảo đề án kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925-21.6.2025). Theo dự kiến, nhân dịp kỷ niệm này sẽ tôn vinh, biểu dương, khen thưởng 200 cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên tiêu biểu đang công tác tại các cơ quan báo chí trong cả nước.

Bài liên quan
Báo chí TP.HCM cần bắt kịp chuyển đổi số, không để tụt hậu so với nền tảng mạng xã hội
Chiều 19.4, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản năm 2023, phương hướng và nhiệm vụ năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quán triệt các quy định của Ban Bí thư về báo chí, xuất bản tại phía Nam