Shishir Gupta, nhà bình luận của tờ Hindustan Times vừa có bài viết phân tích hoạt động quân sự bất thường của Trung Quốc thời gian gần đây.

Quanh việc Trung Quốc điều binh ở 4 quân khu và nỗi lo ‘dương đông kích tây’

Anh Tú | 21/09/2020, 12:06

Shishir Gupta, nhà bình luận của tờ Hindustan Times vừa có bài viết phân tích hoạt động quân sự bất thường của Trung Quốc thời gian gần đây.

Sau khi bùng nổ quân sự ở thung lũng Galwan, quân đội Trung Quốc (PLA) đã huy động 4 trong số 5 quân khu vào tình trạng chuyển động. Các báo cáo cho thấy Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận và bắn đạn thật từ các biển Hoa Đông, Hoàng Hải đến Biển Đông. Giới quan sát Ấn Độ cho rằng đó là chiến lược dương đông kích tây, mà kích tây ở đây chính là tính toán xâm nhập ở vùng Ladakh.

Dương đông để kích tây?

Trong khi cả Ấn Độ và Trung Quốc vẫn phải chốt ngày họp của các chỉ huy quân sự (mỗi bên đã yêu cầu hoãn một lần), PLA đang tiếp tục xây dựng dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) dài 1.597km ở khu vực phía tây. Sau cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ và Trung Quốc vào ngày 10.9 tại Moscow, hai bên đồng ý việc hạ lệnh cho các chỉ huy quân đội thực hiện thỏa thuận cắt giảm toàn bộ và sau đó giảm leo thang trên thực địa.

Hai bên vẫn đang chờ ấn định một ngày thuận tiện cho cuộc gặp dự kiến ​​sẽ diễn ra trong tuần này. Điều này được Ấn Độ hiểu rằng các cuộc họp ở cấp tư lệnh quân đoàn sẽ triệt thoái lực lượng về tình trạng trước tháng 4 và vấn đề Depsang Bulge sẽ được giải quyết ở cấp tư lệnh sư đoàn.

Nhưng theo báo cáo đăng trên Nikkei Asian Review, PLA đã điều động quân của Bộ Tư lệnh quân khu miền Nam giáp Biển Đông, Bộ Tư lệnh quân khu miền Bắc, nơi giáp bán đảo Triều Tiên và Bộ Tư lệnh quân khu miền Đông, giáp vùng biển Nhật Bản và eo biển Đài Loan. Tờ báo nhắc lại việc Trung Quốc từng dương đông kích tây khi sáp nhập Tây Tạng vào những năm 1950. Động thái này được thực hiện trong bối cảnh Trung Quốc khiến thế giới phân tâm vào việc Trung Quốc can thiệp vào cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Từ kinh nghiệm lịch sử, Ấn Độ tỏ ra lo ngại việc Trung Quốc huy động lực lượng trên 3 vùng biển nhằm để phân tâm khỏi thế trận thực sự ở Karakoram-Zanskar trên dãy Himalaya. Đối với các hoạt động ở Ladakh, Bộ Tư lệnh quân khu miền Tây của PLA đã được huy động đầy đủ với sự tham gia Quân khu Tân Cương và Tây Tạng.

Báo chí Ấn Độ nhắc lại Chiến tranh Triều Tiên trong những năm 1950 hóa ra cũng gây mất tập trung cho chính phủ Jawaharlal Nehru và chính sách ngoại giao Ấn Độ khi họ quá quan tâm vấn đề Triều Tiên, để hở sườn phòng thủ ở khu vực phía tây và phía đông. Hậu quả là Ấn Độ bị động khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc năm 1962, lúccả thế giới đang chuyển hướng về cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.

Trong khi Ấn Độ đang tác động với Trung Quốc thông qua cả hai con đường quân sự và ngoại giao để giải quyết bế tắc hiện tại, chỉ huy quân đội đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trên tất cả các khu vực biên giới và cảtrên biển (dù Ấn Độ và Trung Quốc không có biên giới trên biển). Họ biết rằng đánh lạc hướng là một phần của chiến tranh thông tin Trung Quốc với các hoạt động diễn biến tâm lý đóng vai trò chủ đạo trước khi phất cờ.

Bằng cách triển khai 3quân khu có vẻ như phản ứng với Mỹ từ Biển Đông đến Hoa Đông và bắn thử cả DF-26 còn được gọi là 'Sát thủ đảo Guam của Trung Quốc” và DF-21 D còn được gọi là “sát thủ tàu sân bay” vào tháng 8, PLA đang gửi một thông điệp rằng họ có thể đánh bại cả Mỹ ở phía đông và Ấn Độ ở phía tây. Vụ bắn tên lửa nhằm thể hiện khả năng của Trung Quốc trong trường hợp thực hiện tấn công các tàu sân bay Ronald Reagan và Nimitz của hải quân Mỹtừ quanhcăn cứ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc tại đảo Hải Nam trên Biển Đông.

Dương tây để kích đông?

Bên cạnh đó, tác giả người Ấn Độ cũng đặt kịch bản ngược là có thể cuộc tấn công Ladakh của Trung Quốc là động thái ‘"dương tây kích đông", tức là tạo một sự phân tâm ở biên giới với Ấn Độ nhằm đạt mục đích tạo những động thái có tác động thực sự tới Đài Loan hay Hồng Kông.

Trong khi đó, phía Trung Quốc nhiều lần khẳng định các cuộc tập trận của họ là hoạt động bình thường. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn úp mở việc họ tập trận ở khu vực eo biển Đài Loan là nhằm để phản ứng việc Mỹ có chính sách và hoạt động quá thân thiết với Đài Loan trong thời gian gần đây.

Anh Tú (dịch)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quanh việc Trung Quốc điều binh ở 4 quân khu và nỗi lo ‘dương đông kích tây’